Wednesday 16 May 2012

DẤU TÍCH CỦA CÁC TỔ HỢP PHỤ ÂM ĐẦU KB KM KĐ KN QUA CÁCH GHI CHỮ NÔM CỔ - Hoàng Thị Ngọ

38. Dấu tích của các tổ hợp phụ âm đầu KB KM KĐ KN qua cách ghi chữ Nôm cổ (TBHNH 1998)
Cập nhật lúc 21h04, ngày 26/09/2007
HOÀNG THỊ NGỌ
Viện Nghiên cứu Hán Nôm
Trong tiếng Việt ở thời kỳ đầu của quá trình đơn tiết hóa khá nhiều từ vẫn còn yếu tố tiền âm tiết. Một số tổ hợp phụ âm đầu như bl, kl, tl, ml đã được nhiều người biết đến. Trong bài tham luận này, chúng tôi xin đề cập đến dấu tích của các tổ hợp phụ am đầu với [k*] đứng trước các phụ âm tắc [b], [m], [đ], [n].
Sự tồn tại của các tổ hợp phụ âm kb, km, kđ, kn trong tiếng Việt lịch sử là có thật hay không? Và nếu có thì chúng tồn tại trong giai đoạn nào?
Các cách ghi kb, km, kđ, kn không còn thấy trong các cuốn từ điển từ thế kỷ XVII về sau. Những lưu tích về các cách ghi này chỉ còn thấy rất ít trong một số văn bản Nôm cổ trước và sau thế kỷ XV, đặc biệt là ở bản giải âm Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh (gọi tắt Phật thuyết). Sự tồn tại của chúng ta là có thật nếu ta so sánh với những tư liệu thu thập được qua công tác điều tra điền dã ở một số ngôn ngữ dân tộc có quan hệ họ hàng với tiếng Việt, ví dụ: kmắng trong tiếng Bru là kamăng/tơmưng; trong tiếng Mày, Sách, Rục là tamăng; ta còn thấy cả hình thức kz như kzó (gió) trong tiếng Rục, Mã Liềng; Pakatan là kơjo, Tha Vừng là kơju, Poọng là Kδzo… Dấu vết của các tổ hợp phụ âm đầu trên có thể thấy trong chữ Nôm như sau:
- Cách ghi [kb]
Trong Phật thuyết, từ bẵm nghĩa là bế ẵm được dịch từ chữ Hán (bão), xuất hiện 2 lần, đều được ghi là + (cự + bẩm) = kbẵm > bẵm, trong câu.
Nuốt của đắng dả (nhả) của ngọt bẵm ấp nuôi nấng (17b-9)
Áng nạ bẵm ấp mỉm cười chửa hay thốt (33b-9)
Trong một số văn bản đời Lê và đầu đời Nguyễn(1) có một số cách ghi mà chúngtôi cho rằng có thể đây là lưu tích của cách ghi thời cổ còn lại trong chữ Nôm như:
(cá + bị) = kbợ > bợ
貝个 (cá + bối) = kbói > bói
巴个 (cá + ba) = kba > ba
邦个 (cá + bang) = kbương > bương
- Cách ghi [km]
Trong Phật thuyết có trường hợp từ cổ kmắng (mắng) nghĩa là nghe, dịch từ chữ Hán (văn) được ghi dưới dạng 2 dạng mã chữ tách rời và xuất hiện 5 lần trong văn bản. Dùng (mãng) = kmắng > mắng(*) trong các ngữ cảnh:
Được mắng (kmắng) tám đấng tiếng (5b-5)
Kinh dường này A-Nan một no mắng (kmắng) (6b-5)
Đại chúng mắng (kmắng) Bụt thửa thốt (281-1)
Người cùng khác người đấng mắng (kmắng) Bụt thửa thốt (30b-9)
A-Nan mắng (kmắng) lời ấy (8b-7)
Trong Phật thuyết còn một trường hợp nữa là móc được ghi:
木个 (cá + mộc) = kmóc > móc (14b-1)
Từ móc cả 2 thành tố đều nằm trên một mã chữ.
Ở một số văn bản khác cũng thấy cách dùng [km] để ghi như:
- Ghi muống + (cự + mộng) = kmuống > muống (rau muống), trong câu: Ao quan thả gửi hai bè muống (kmuống) (QÂTT, Trang 25a)
- Ghi mẽ + (cự + mỹ) = kmẽ > mẽ (giống như: dáng vẻ bề ngoài), trong câu: Làng kia mẽ (kmẽ) cảnh tiêu tương (QÂTT, trang 17a).
- Ghi mòng +(cự + mộng) = kmòng > mòng (chốc mòng), trong câu: Chốc mòng (kmòng) xin chờ mơ hề (Thiên Nam ngữ lục).
Trong bảng từ vựng của Nguyễn Tá Nhí [83] ở một số các văn bản đời Lê còn tồn tại cách ghi [km] như:
麻个 (cá + ma) = kmà > mà
買个 (cá + mãi) = kmái > mái
免个 (cá + miễn) = kmến > mến
免个 (cá + miễn ) = kmởn > mởn
蔑个 (cá + miệt) = kmệt > mệt
蔑个 (cá + miệt) = kmịt > mịt
某个 (cá + mỗ) = kmõ > mõ
媒个 (cá + môi) = kmối > mối
悶个 (cá + muộn) = kmuộn > muộn
末个 (cá + mạt) = kmượt > mượt
Cách ghi này có thể là lưu tích của cách ghi thời cổ còn lại trong chữ Nôm.
Ngoài các cách ghi [km] bằng 2 mã chữ tách rời, bằng 1 mã ghép 2 thành tố ghi âm, còn thấy trong văn bản Phật huyết cách ghi chỉ giữ lại thành tố thứ 2 (thành tố ghi âm tiết chính). Đó là cách ghi mắng bằng (mãng); xuất hiện 12 lần trong văn bản. (mãng) được tái lập = kmắng > mắng (nghe).
Trong Quốc âm thi tập, ngoài cách ghi muống bằng 夢巨 (cự + mộng) còn có cách ghi cũng chỉ giữ lại yếu tố thứ 2 là (mộng).
(mộng) tái lập = kmuống > muống, trong câu Ao cạn vớt bèo cấy muống (tr.25b)
Từ mòng cũng được ghi bằng cách giữ lại yếu tố thứ 2 (mộng).
(mộng) tái lập = kmòng > mòng (*), trong câu Cảnh cũ non quê nhặt chốc mòng (tr.19b).
- Cách ghi [kđ].
Trong Phật thuyết, dấu vết của tổ hợp phụ âm [kđ] còn thấy ở các trường hợp ghi nátđối:
个怛 (cá + đát) = kđát > nát (43a – 9)
对个 (cá + đối) = kdối > dối (41a – 7)
Trong một số các văn bản khác cũng có cách ghi sau:
Ghi dành bằng 亭巨 (cự + đình) = kđành > dành (QÂTT)
- dựng - 巨登 (cự + đặng) = kđựng > dựng (ĐVTS)
- dưới - 帶巨 (cự + đới) = kđưới > dưới (bia 144470)
Trong những tấm bia không tên ở núi Dục Thúy, Ninh Bình khắc năm 1343, đời Trần Dụ Tông [65] còn thấy ghi các địa danh là: 个低(Cá Đê), 个眈 (Cá Đam).
Trong bảng từ của Nguyễn Tá Nhí lấy tư liệu từ các bản giải âm được in vào đời Lê như: Gia lễ, Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngũ lục, Truyền kỳ mạn lục tăng bổ giải âm tập chú, Sô nghiêu đối thoại và một số văn bản in vào đời Tây Sơn như Thi kinh giải âm, Chu địch giải nghĩa diễn ca. Tứ thư ước giải… còn giữ lại được dấu vết của các cách ghi cổ như sau:
Gia đầm bằng 覃个 (cá + đàm) = kđầm > đầm
- đẵng - 等个 (cá + đẳng) = kđẵng > đẵng
- đầy - 待个 (cá + đãi) = kđẫy > đẫy
- đùn - 屯个 (cá + đồn) = kđù > đùn
- đời - 代个 (cá + đại) = kđờ > đời
- Cách ghi [kn]
Văn bản Phật huyết có 3 trường hợp còn giữ lại cách ghi kn, đó là ghi các từ: no, nặng, nang.
Ghi no (là từ cổ, dịch chữ Hán thời, nghĩa là: lúc, khi) dưới 3 dạng chữ: 个奴,个奴,.
Dạng 个奴 (cá nô) = kno > no, viết dưới dạng 2 mã chữ tách rời, xuất hiện 4 lần, trong các ngữ cảnh:
Áng nạ lòng thực dấu tội qua ắt chẳng trật sự no (kno) (13b-3)
No (kno) mẹ chửa con trong mười tháng (17a – 5)
Trăm ngàn đòng bác một no (kno) xẻ tan ra (27a – 5)
Nhiều kiếp chịu khổ chẳng có no (kno) quạnh dừng (29b – 5)
Dạng 个奴 (cá + nô) = kno > no, viết dưới dạng ghép 2 thành tố ghi âm trên cùng một mã chữ, xuất hiện 1 lần (ở trang 16a – 7).
Dạng (nô) tái lập = kno > no. Dạng này chỉ giữ lại thành tố thứ 2, loại bỏ thành tố thứ nhất, xuất hiện 13 lần trong văn bản.
Ghi nặng bằng 巨囊 (cự + ½ nãng), viết dưới dạng ghép 2 thành tố ghi âm trên cùng một mã chữ, xuất hiện 1 lần trong câu:
Ấy mới thực trả được ơn nặng (knặng) áng nạ (30a – 5)
Tái lập (cự + ½ nãng) = knặng > nặng
Ghi nang (trong 尔 艮nể nang), viết dưới dạng ghép 2 thành tố ghi âm trên cùng một mã chữ, xuất hiện 1 lần trong câu:
Lòng nề nang (knang) trước mặt (42b – 1)
Tái lập 艮个 (cá + ½ nương) = knang > nang
Trong những tấm bia đời Trần ở núi Dục Thuý, Ninh Bình còn thấy hiện tượng ghi các địa danh và tên người bằng:
Đỗ Cá Ni(2)
Đỗ Cá Ni
Nam(3)
Trong bảng từ Nguyễn Tá Nhí còn thấy các văn bản có các cách ghi sau:
Ghi nải bằng 乃个 (cá + nãi) = knải > nải
- nưa - 那个 (cá + na) = knưa > Nưa (núi Nưa)
- nom - 南个 (cá + nam) = knom > nom
- nem - 念个 (cá + niệm) = knem > nem
Trong đây là những dấu vết về các cách ghi [kb], [km], [kđ], [kn] trong chữ Nôm văn bản Phật thuyết và ở các văn bản xuất hiện gần thời điểm với Phật thuyết.
Như vậy có hay không có sự tồn tại của các tổ hợp phụ âm này trong tiếng Việt ?
Theo Nguyễn Ngọc San(4) ở tiếng Tiền Việt Mường đã có một số âm tiết chuyển thành PNP (P = phụ âm đầu, N = nguyên âm, P = phụ âm cuối), chưa có thanh điệu trong khi phần lớn vẫn còn giữ dạng PPNP, tức là dạng điển hình của nó vẫn còn là:
P1 P2 N P3
Trong đó P1 tuyệt đại bộ phận là những âm tắc và những biến thể vang như: p, t, ch, k, đ, b, m, n,… và k là phổ biến hơn cả, P2 là một phụ âm bất kỳ.
Nguyễn Tài Cẩn(5) cũng cho rằng: ở thời Proto Việt Chứt, nếu các tổ hợp phụ âm được ghi là C1C2 (trong đó C2 là phụ âm của âm tiết chính) thì kết luận sẽ là:
C1 thường là phụ âm vô thanh, trong đó tần số xuất hiện cao là k,t,p,c.
C2 vì là âm đầu của âm tiết chính nên có thể là phụ âm bất kỳ.
Ta thấy ý kiến của hai nhà nghiên cứu trên đều thống nhất ở chỗ coi phụ âm thứ nhất có kk là phổ biến, còn phụ âm sau là một phụ âm bất kỳ. Như vậy, từ những kết quả nghiên cứu về những giai đoạn rất xa xưa của tiếng Việt, ta thấy rằng trong tiếng Việt có thể có những tổ hợp phụ âm đầu như: kb, km, kđ, kn. Những tổ hợp phụ âm này đã để lại dấu tích trong chữ Nôm.
Xu hướng phát triển của các tổ hợp phụ âm kb, km, kđ, kn tuân theo quy luật phát triển ngữ âm tiếng Việt.
- [kb] có thể có nguồn gốc từ kp, có thể phát triển theo những xu hướng sau:
Giữ lại P2 như trong các trường hợp: bẵm, bợ, bói, ba, bương, P1 dần bị loại bỏ.
Theo xu hướng sát hóa như thấy trong các trường hợp:
vâng (Đại Việt thông sử)
vua (Một số vấn đề về chữ Nôm)
vừa (Bảng từ Nguyễn Tá Nhí)
(………. - ………)
Dấu vết này còn tìm thấy trong tiếng tha Vừng:
Việt Tha Vừng
vảikpaas
vôi kpuul
Qua đó có thể thấy những lai nguyên của v hiện nay là p, b, kp, kb.
- Tổ hợp phụ âm [km] có thể đã có từ lâu và cũng có thể là kết quả của sự phát triển của kp, kb theo xu hướng mũi hóa. Nó cũng giữ lại P2 và loại bỏ P1 như trong các trường hợp:
muống, mắng, mòng
- Tổ hợp [kđ] có nhiều khả năng bắt nguồn từ [kt] nhưng đó là hiện tượng xẩy ra khá sớm. Theo các nhà nghiên cứu thì: ở trước thế kỷ X, /d/ và /t/ đã nhập thành /t/. Sau này /t/ lại biến đổi thành /d/ và đến thế kỷ XV thì /s/ lại biến đổi thành /t/ để lấp ô trống ở /t/ đã biến mất. Trong khi đó thì /kt/ cũng có thể để rụng yếu tố đầu như hiện tượng: 速个(cá + tốc) ghi tóc.
Qua các văn bản Nôm, tổ hợp phụ âm [kđ] cho thấy có các xu hướng:
* Giữ lại P2 như trong các trường hợp: 覃个 (đầm), 等个 (đẵng), 待个 (đẫy), 屯个 (đùn), 代个 (đời).
* Theo xu hướng xát hóa như trong các trường hợp: 亭个 (dành), 巨登 (dựng), 帶巨 (dưới),…
- Tổ hợp phụ âm [kn] có thể là kết quả của sự phát triển theo xu hướng mũi hóa của [kđ], trong văn bản có: > (no), 艮个 (nang), 巨囊 (nặng),…
Qua các tổ hợp phụ âm nêu trên ta nhận thấy ở đây có sự liên quan giữa các tổ hợp phụ âm [kb], [kđ] và [kn]. Ta thấy có sự tương quan giữa 2 quá trình song song của các cặp:
kb – km
kđ – kn
Ta giả định mối quan hệ này có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
Kp----------kb----------b----------v
Km--------m----------m
Kt-----------kđ---------đ-----------d
Kn---------n------------n
Đây mới chỉ là những suy nghĩ ban đầu về các tổ hợp phụ âm kb, km, kđ, kn qua các dấu tích của chúng trong chữ Nôm. Chúng tôi hi vọng rằng cùng với các nguồn tư liệu khác, nguồn tư liệu từ chữ Nôm có thể góp phần làm rõ được bộ mặt của tiếng Việt ở giai đoạn thế kỷ XV về trước.
Chú thích:
1. Theo bảng thống kê của Nguyễn Tá Nhí Viện nghiên cứu Hán Nôm.
(*) Trường hợp này, yếu tố thứ nhất Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn cho phải đọc là xa, ở đây sẽ là:
S (δ) năη > mắng. Theo Từ Nguyên, còn có âm là (cửu ngư thiết), chúng tôi chọn âm vì cho rằng đây là cách ghi yếu tố thứ nhất của tổ hợp phụ âm đầu [km]. Dùng âm cư của để ghi yếu tố thứ nhất của một số tổ hợp phụ âm đầu với [k*] khởi đầu đã từng thấy trong chữ Nôm, ví dụ trong [kl] thì [k*] được ghi bằng (cư), (cự), (cổ) như: (trái), 巨僚 (treo), 弄古 (trống), 略車 (trước),… (Quốc âm thi tập). Ngay cả trong Phật thuyết cũng thấy [k*] được ghi bằng (cá) như; (trăm), (trái), (trưa), (trẻ) và đặc biệt được ghi bằng 2 mã chữ như: (cá lung) = klông > trông. Từ trông trong Phật thuyết cũng được ghi bằng 2 mã chữ với (cư) ghi [k*] như 車籠 (cư lung) = klông > trông và dưới dạng 1 mã như 龍車(cư + long) = klông > trông. Chúng tôi thấy rằng [k*] đã được ghi bằng (cá), (cự), (cổ), (cự) đối với [kl] thì đối với [km] yếu tố thứ nhất [k*] cũng có thể được ghi bằng (cư) (xem thêm các ví dụ ở phần giới thiệu về tổ hợp phụ âm [km]).
(*)Âm kmòng chính là do áp lực của các âm [km] trong tiếng Việt vì mòng là từ hán (chốc mòng do từ chúc vọng (祝望) có nghĩa là: mong chờ, mong ngóng), chứng tỏ áp lực của [km] rất mạnh.
2. Bia không tên khắc năm 1343, đời Trần Dụ Tông.
3. Bia Thi tế bệnh điền bi, khắc năm 1385.
4. Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, Nxb. Giáo dục, 1993 - Nguyễn Ngọc San.
5. Ngữ âm lịch sử tiếng Việt (sơ thảo), Nxb. Giáo dục 1995 - Nguyễn Tài Cẩn.
Thông báo Hán Nôm học 1998 (tr.310-319)

No comments:

Post a Comment