Sunday 10 June 2012

Quả thực là gì? - An Chi (Năng Lượng Mới số 74, 25-11-2011)

  Bạn đọc : Xin học giả An Chi cho biết nghĩa và nguồn gốc của cụm từ “quả thực”.
(Dương Hùng Sơn – Viện Dầu Khí).
        An Chi : Quả thực là một cụm từ có tần suất cao trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở Miền Bắc, đặc biệt là ngữ vị từ chia quả thực. Đây là một cụm từ mà tiếng Việt đã mượn ở hai từ của tiếng Hán hiện đại, ghi bằng hai chữ 果實, mà âm Hán Việt thông dụng hiện nay là quả thực.
        Liên quan đến chữ , có vấn đề cần nói về cách phát âm mà trên Kiến Thức Ngày Nay số 283 (ngày 10-6-1998), chúng tôi đã chỉ rõ:
“Tuy có thể “thông” với nhau, nghĩa là dùng thay cho nhau trong nhiều trường hợp nhưng thực và thậtlà hai chữ riêng biệt. Chữ thực, Hán tự là , có thiết âm là “thường chức thiết (= th[ường] + [ch]ứcthực). Còn chữ thật thì Hán tự là  và có thiết âm là “thần chất thiết” (= th[ần] + [ch]ất = thật). Đây là hai chữ riêng biệt, ít nhất cũng là từ thời Thuyết văn giải tự của Hứa Thận (đời Hán) theo sự ghi nhận của sách này. Vậy, khi người Việt Nam chính thức tiếp xúc với tiếng Hán thì đó đã là hai chữ riêng biệt mặc dù ở thời viễn cổ thì chúng có thể đã chỉ là một.”
Lần này xin nói rõ thêm rằng chính vì sự nhập nhằng đó nên cách ghi âm cho hai chữ đang xét trong từ điển Hán Việt cũng có những chỗ bất nhất. Hán-Việt từ-điển của Đào Duy Anh ghi : “Thực 實 (…)– Cũng viết là .” Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu không có chữ , mà chỉ có chữ “實 Thật”. Hán Việt tân từ điển của Nguyễn Quốc Hùng không ghi nhận chữ   mà chỉ có hai mục “Thật 實 (…) Cũng đọc Thực” và  “Thực實 (…) Cũng đọc Thật”. Từ điển Hán Việt do Trần Văn Chánh chủ biên không có chữmà chỉ có “實 Thực”. Từ điển Hán Việt của Viện Ngôn ngữ học do Phan Văn Các chủ biên ghi nhận cả hai chữ 實 và 寔 nhưng đều đọc là “Thực”. V.v. và v.v..
Tình hình chung đại khái là như thế và chúng tôi xin nhấn mạnh rằng hai chữ 果實 lẽ ra phải đọc là quả thật, nhưng vẫn được phát âm thành “quả thực” trong lời ăn tiếng nói hằng ngày. Quả thực 果實 có nghĩa gốc là trái, quả và là một danh từ thực vật học còn nghĩa bóng là kết quả vật chất do lao động tạo ra hay do đấu tranh đem lại. Nghĩa bóng này đã được cho trong Từ hải, bản hiệu đính 1989: “Dụ chỉ thông qua lao động hoặc đấu tranh sở thủ đắc đích thành quả”. Đảng Cộng sản Trung Quốc từng quan niệm rằng cải cách ruộng đất ở Trung Quốc là một cuộc cách mạng long trời lở đất và trong cuộc cách mạng này, của cải vật chất của địa chủ hoặc những người bị quy là địa chủ bị tịch thu để chia cho bần cố nông. Những thứ bị tịch thu đó gọi là quả thực. Trong cải cách ruộng đất ở Miền Bắc trước đây, ta cũng mượn hai tiếng quả thực mà dùng theo nghĩa này.
Xin chú ý rằng, trong tiếng Việt, hai tiếng quả thực chỉ được mượn để dùng trong hoàn cảnh lịch sử xã hội đã nói và theo nghĩa đã nói, nghĩa là trong cải cách ruộng đất với nghĩa là vật dụng, của cải của địa chủ hoặc những người bị quy là địa chủ để chia cho bần cố nông. Chứ hiện nay thì nó đã trở thành mộttừ lịch sử (Xin phân biệt với từ cổ) vì cải cách ruộng đất đã hoàn thành từ hơn 40 năm trước. Nhưng trong tiếng Hán hiện đại thì hai tiếng guŏshí 果實 (quả thực) vẫn được dùng một cách bình thường, thí dụ: – 勞動果實 (lao động quả thực = thành quả lao động); – 革命的果實 (cách mạng đích quả thực= thành quả cách mạng); –       题:              (Lợi Tỉ Á diện lâm nan đề: chiến tranh quả thực hoà thạch du hồng lợi như hà phân phối = khó khăn trước mắt của Libya: phân chia thành quả chiến tranh và lợi nhuận từ dầu hoả như thế nào). V.v..
            Cuối cùng, xin phân biệt quả thực 果實 với hoả thực 火食, có nghĩa là lương thực, thực phẩm dự trữ.

No comments:

Post a Comment