Friday 1 March 2013

TỪ NGỮ GỐC CHĂM TRONG TIẾNG VIỆT - Lý Tùng Hiếu & Lê Trung Hoa

TS. LÝ TÙNG HIẾU - PGS.TS. LÊ TRUNG HOA
(Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM)

Quá trình tiếp xúc ngôn ngữ với tiếng Chăm trong suốt hai ngàn năm lịch sử, đặc biệt là trong thời kỳ trung đại, đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ. Cùng với các sản phẩm văn hoá, một loạt từ ngữ tiếng Chăm đã đi vào tiếng Việt ở Trung và Nam Trung Bộ, và được lưu dân Việt chuyển tiếp vào Nam Bộ. Vì vậy, trong tiếng Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ có thêm một bộ phận từ vựng gốc Chăm, chưa kể các địa danh, góp phần làm nên sự khác biệt của các phương ngữ tiếng Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ so với phương ngữ Bắc ở địa bàn Bắc Bộ. Điều đó phản ánh mức độ ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Chăm đối với văn hoá Việt trên vùng đất phía nam.
Đây là một bộ phận từ vựng của tiếng Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ mà cho đến nay vẫn chưa được nhiều người biết đến, trong khi các từ ngữ gốc Khơ-me, gốc Hoa, gốc Pháp, gốc Mỹ đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
ooOoo
Nội dung ngữ nghĩa của bộ phận từ vựng gốc Chăm này đại để có thể chia thành năm nhóm, phản ánh năm bình diện văn hoá mà cư dân Việt ở Trung Bộ và Nam Bộ đã ít nhiều chịu ảnh hưởng của người Chăm:
- Cách thức hoạt động sản xuất: các giống cây trồng, các giống vật nuôi, ky thuật canh tác, công cụ...
- Cách thức ăn, mặc, ở, đi lại: ẩm thực, trang phục, cư trú, giao thông vận tải...
- Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền: con người, quan hệ thân tộc...
- Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội.
- Ngôn ngữ: cấu tạo đại từ, động từ, tính từ.

Bảng so sánh từ vựng tiếng Chăm và
từ vựng gốc Chăm trong tiếng Việt Trung Bộ và Nam Bộ
Tiếng Chăm Ninh Thuận
và Bình Thuận
Tiếng Việt Trung Bộ
và Nam Bộ
Cách thức hoạt động sản xuất
blang "sân, láng"
láng
c`hak`ăc "chà gặt"
chà gặt
kađung "(lúa) cà đung"
(lúa) cà đung
karu(ng "rộng (cá)"
rộng (cá)
kruăk "(cá) rô"
(cá) 
k`ai p`ô "cây vồ"
cây vồ
palao "đảo, cù lao"
cù lao
(pat`ai) bareng "(lúa) ?"
(lúa) bà rên
(pat`ai) ia parak "(lúa) nước-?"
(lúa) bà rịa
(pat`ai) ia patău "(lúa) nước-đá"
(lúa) bà tâu
(pat`ai) kuprauk "(lúa) ?"
(lúa) cu tró, (lúa) cổ chó
(pat`ai) ôik mưh "(lúa) nàng-vàng"
(lúa) ối mứ
(pat`ai) ôik pô "(lúa) nàng-chủ"
(lúa) ối bô
(pat`ai) p`hông "(lúa) đỏ"
(lúa) hồng ngự
(pat`ai) rai "(lúa) rụng, (lúa) rài"
(lúa) rài
pat`ang "loại đất nhiễm mặn, có muối nổi trên mặt"
cà dang (Trung Bộ)
rato(ngrito(ng"(cá) lòng tong"
(cá) lòng tong
ri(n "cá linh"
(cá) linh
tak`alào "bằng lăng"
thao lao
tiong"(chim) yểng"
(chim) nhồng
Cách thức ăn, mặc, ở, đi lại
chai "nhựa, tinh dầu, dầu chai"
chaidầu chai
đuơng "dòi"
đuông (ăn đọt dừa, cau, chà là)
kađauk "đụt (mưa)"
đụt (mưa)
kakeh "cạy"
cạy (động tác chèo)
karah "nhẫn"
cà rá
klek "(cái) trách"
trách
k`ai patok "cây chống xe"
cây tó
k`e "ghe, bè, đò"
ghe
k`lah "(cái) trã"
trã
k`ok om "niêu, nồi nhỏ"
om (nồi đất nhỏ)
lôi "bơi, lội"
lội
pro(ng "lớn"
(nước) rông
p`ăk "kéo"
bác (động tác chèo)
p`lu "(cái) lu"
lu
ratăng "cà tăng"
cà tăng
thro(k"vơi, rút, ròng, rặc"
(nước) rặc
traik"(cây) dầu rái"
(cây) dầu rái
t`ăng "đứngdừng"
(nước) nhửng
Cách thức tổ chức xã hội cổ truyền
anưk rineh"con trẻ, trẻ con"
con nít con nôi
Chăm "Chàm, Chăm"
ChàmChăm
(Chăm) Hroi "(Chăm) Hroi"
(người, ma, ru) Hời
(Chăm) Hroi "(Chăm) Hroi"
(thành, muối) Lồi
halai "(con) thứ hai trở đi"
(con) rạ
kachua "(con) đầu lòng"
(con) so
kamay "đàn bà, nữ, gái"
(đàn ông) gà mái
likay "đàn ông, nam, trai"
(đàn bà) lại cái
muk"bà, mụ"
mụ (Trung Bộ)
mưnuih"người"
nậunẩu
ông"ông"
ôông (Trung Bộ)
rak "hắc lào"
lác
takai"chân"
cẳng
Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội
dang "thần"
dàng (trời)
patao ia "thuỷ thần"
ma da
ikankan "cá"
(Đại) Càn (Nam Hải Đại Vương)
PôDang Inư Nưk`ăn "Thần-Mẹ-Xứ sở, Bà Chúa Xứ"
Thiên Y A NaBà Chúa Xứ
Ngôn ngữ
băng "lần, lượt"
bận
bông "trắng, sạch"
(trắng, sạch) bong
bông baik "sạch sành sanh"
(sạch) bách
chăn văn "bận rộn"
xăng văng
haluh, luh "cùn, mòn"
lụt
hap "đẹt, cằn"
(già, chín) háp
kêrê kăknan "bất hòa"
ke re cắc rắc
khiăk "cháy, khét"
khét
k`alè(c "cù"
cù lécchọc lécthọc léc
k`amrằm "quạu quọ"
càm ràm
k`anằn "kiêu ngạo"
cà nanh
k`anik "chật, hẹp"
(chật) ních
k`at "gạt, dối, lừa"
gạt
k`inòng "giận"
(giận, tức) cành hông
k`ơng"(già) khằn"
(già) khằn
lit`i lit`ia "rề rà"
cà rịch cà tang
miêt"mãi"
miết
nek"né, tránh"
praih praihkraih kraih "rỉ rả, rả rích"
lai rai
p`arằng p`arằng "mọi vật, mọi sự"
(trăm thứ) bà rằnghằm bà lằng
rah p`ah "quanh quẩn, loanh quanh"
cà rà
ralô panôik "ba hoa, lắm chuyện"
bô lô ba la
ray"vậy"
ri (Trung Bộ)
re ro"rón rén, lân la, lò mò"
rị mọ
rik "kéo cho khít"
(khít) rịch
ri(k "cổ, xưa"
(cũ) rích
ro ro "trơn tru"
ro ro
s`ao rào"chộn rộn, xôn xao"
chạo rạochộn rộn
truh "trui, tôi"
trui
t`ăng săng "đứng sững"
đứng chựng
t`êh"đó, nọ, kia"
 (Trung Bộ)
xit / axit "nhỏ, bé, tí"
(nhỏ) nhít
(Nguồn: Lý Tùng Hiếu & Lê Trung Hoa, Văn hoá Việt Nam qua ngôn ngữ, giáo trình nội bộ, Khoa Văn hoá học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh, 2011)

No comments:

Post a Comment