Friday 12 April 2013

Sao phải đổi thành “Quán”? (Năng Lượng Mới số 210 ,5-4-2013). An Chi (Huệ Thiên)


Sao phải đổi thành “Quán”? (Năng Lượng Mới số 210 ,5-4-2013).

by An Chi (Notes) on Friday, April 5, 2013 at 2:34am
 Bạn đọc : Từ cha sanh mẹđẻ, tôi chỉ nghe bà con lối xóm, ông già bà cả, v.v., nói đến “Phật Bà QUAN (Thế)Âm”. Nhưng từ nhiều năm nay, tự nhiên thấy đổi thành “QUÁN (Thế) Âm”. Xin ôngAn Chi vui lòng cho biết chữ [觀] trong tôn hiệu của Phật Bà phảiđọc là “quan” hay “quán” mới đúng. Xin cám ơn ông.
                                                                           Huệ Minh, TPHCM.
An Chi : Sự thay đổi nàyđã diễn ra từ nhiều năm nay và bây giờ thì các phương tiện truyền thông hầu nhưchỉ nói hoặc viết “QUÁN Thế Âm”. Dưới đây là những dẫn chứng thuộc loại mới nhất:
–  “Lễ chính thức lễ hội Quán Thế Âm –  lễ vía Đức Phật Bà Quán Thế Âm Bồ tát sẽ diễnra vào đúng ngày thứ bảy (30-3)” (Giáo HộiPhật giáo Việt Nam, Cậpnhật lúc 09:27 ngày 29-03-2013).
–  “Tối nay (28-3), khai mạc lễ hội Quán Thế Âm –Ngũ Hành Sơn 2013.” (QuảngNam,Thứ Năm,28-03-2013).
– “Sáng 30-3(19-2 Âm lịch), Lễ hội Quán Thế Âm – Ngũ Hành Sơn năm 2013, một trong 15 lễ hộilớn nhất nước đã khai mạc tại Chùa Quán Thế Âm, phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn(Đà Nẵng).” ( Tuyên giáo,Thứ Bảy, 30-3-2013).
– “Lễ hội QuánThế Âm được tổ chức thường niên vào ngày 19-2 âm lịch tại khu Danh thắng NgũHành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Năm nay, lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 28 đến 30-3 (nhằm17, 18 và 19-2 năm Quý Tỵ) với nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm khơi dậylòng từ bi, hỷ xả, hướng đến một lễ hội văn minh, mang tầm cỡ quốc gia.”(Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng).
 – “Sáng nay, 30-3-2013 (nhằm ngày19-2-Quý Tỵ), nhân kỷ niệm ngày Vía Đức Bồ-tát Quán Thế Âm, từ tờ mờ sáng, đôngđảo Phật tử quy tụ trước Thánh tượng Đức Bồ-tát tại chùa Huê Nghiêm(Q.2,TP.HCM) để tụng kinh Phổ Môn.” (GiácNgộ Online 30-03-2013).
 V.v và v.v.. Năm nguồn mà chúng tôi dẫn ratrên đây đều là những tổ chức hoặc cơ quan có uy tín: Giáo Hội Phậtgiáo Việt Nam, báo QuảngNam, tạp chí Tuyêngiáo, Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, báo Giác Ngộ Online. Chúng tôikhông biết chủ kiến của các nguồn trên về vấn đề “Quan hay Quán” như thế nào.Cách đọc thành “Quán Thế Âm” thực ra đã có trong Phật-học từ-điển (1966-1968) của Đoàn Trung Còn, xuất bản ở Sài Gònnhưng từ đó cho đến mãi gần đây, người ta vẫn thích nói “Phật Bà Quan Âm”. Vậynếu hiện tượng trên đây là do ảnh hưởng của từ điển thì phải chăng đây là doquyển Từ điển Phật học Hán-Việt củaGiáo hội Phật giáo Việt Nam do Kim Cương Tử chủ biên (Nxb Khoa học xã hội,2002). Quyển từ điển này đã nhất quán viết “Quán Thế Âm” (chữ “Quán” có dấu sắc)tại những mục liên quan đến chữ Hán [觀] ở các trang1033 – 1040 (Chúng tôi dùng bản tái bản có sửa chữa và bổ sung). Nhìn vào danhsách (ở tr.5) những vị có trách nhiệm liên quan đến nội dung quyển từ điển, từchủ biên, hiệu duyệt, biên soạn, cộng tác cho đến thư ký công trình, ta có thểthấy, không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một quyển sách công cụ đầy uy tín khôngnhững cho tăng ni Phật tử mà còn cho tất cả những ai quan tâm đến giáo lý nhàPhật, trong đó dĩ nhiên có các nhà Phật học. Nhưng riêng về cách đọc chữ [觀] thì chúng tôithấy cần bàn thêm.
Trước nhất, xinthành thật nhận rẳng cá nhân chúng tôi cũng từng dùng âm “Quán” (dấu sắc) khinói đến Phật Bà trong bài viết của mình, chẳng hạn trên Kiến thức Ngày nay số 402 (10-10-2001) hoặc Năng Lượng mới số 103 (16-3-2012). Nhưng trong hai trường hợp trênđây, chúng tôi chỉ theo xu hướng chung chứ không đặt thành vấn đề thảo luận xemgiũa âm “quan” và âm “quán” thì âm nào mới đúng. Còn lần này, vì bạn đã hỏi nênchúng tôi xin phân tích như sau.
Bất cứ ai rànhchữ Hán cũng biết chữ [觀] có hai âm: “quan” (bình thanh) và “quán”(khứ thanh). Tại âm “quán”, Hán ngữ đạitự điển (Thành Đô, 1993) đã ghi chonó 5 nghĩa mà không có nghĩa nào liên quan đến cách gọi Phật Bà trong tiếngHán. Chỉ có nghĩa thứ 9 của âm “quan” thì mới là “Phật giáo dụng ngữ”. Vậy nếuchỉ căn cứ vào quyển này, quyển từ điển cấp quốc gia cỡ lớn mà việc biên soạnđã được Chu Ân Lai và Đặng Tiểu Bình phê chuẩn, thì ta có thể mạnh dạn khẳng địnhrằng phải đọc thành “Quan (Thế) Âm” (chữ “Quan” không dấu) mới đúng. Chuyện nàythì đã rõ ràng nhưng sự thật lại không đơn giản như thế vì ngay với cái nghĩaliên quan đến Phật giáo thì cả Từ nguyênlẫn Từ hải đều ghi cho nó đến hai âm:“quan” và “quán” mà nghĩa thì như nhau. Từnguyên, chẳng hạn, đã ghi rõ như sau: [姑剜切音官寒韻又去聲義同] (cô oan thiết,âm quan, hàn vận, hựu khứ thanh, nghĩa đồng). Truyền thống đọc theo hai âm nàyđã có từ hơn 1000 năm nay, như có thể thấy trong Quảng vận là một quyển vận thư đã chính thức ra đời từ năm 1008.
Cứ như trên thì,về lý thuyết, những chữ như [奇觀](kỳ quan), [景觀](cảnh quan), [觀點](quan điểm), [觀念](quan niệm) vàcả [觀世音](QuanThế Âm) đều có thể lần lượt được đọc thành “kỳ quán”, “cảnh quán”, “quán điểm”,“quán niệm”, “Quán Thế Âm”. Vậy cách đọc của Từ điển Phật học Hán Việtcũng không sai. Nhưng có cần nhiễu sự mà thay đổi cách đọc như đã thấy haykhông vì từ xưa cho đến mãi gần đây dân ta vẫn quen gọi Phật Bà bằng mấy tiếng “QuanThế Âm”, với chữ “Quan” thuộc thanh “ngang”, không dấu?

No comments:

Post a Comment