Tuesday 16 April 2013

TANG CHẾ CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO VIỆT NAM QUA CUỐN SÁCH AN ỦI KẺ LIỆT - Nguyễn Hồng Dương & Võ Phương Lan

19. Tang chế của người Công giáo Việt Nam qua cuốn sách AN ỦI KẺ LIỆT (TBHNH 2003)
Cập nhật lúc 21h24, ngày 24/04/2007
NGUYỄN HỒNG DƯƠNG
VÕ PHƯƠNG LAN
Viện Nghiên cứu Tôn giáo
Tang chế là một trong những vấn đề mà Công giáo đặc biệt quan tâm.
Trước khi Công giáo truyền vào Việt Nam, người Việt đã có tang chế của mình. Tang chế mà Công giáo thực hiện về cơ bản khác với tang chế của người Việt. Vì vậy, ngay từ buổi đầu truyền giáo vào Việt Nam, một trong những vấn đề mà các thừa sai ngoại quốc quan tâm là vấn đề tang chế. Một số sách được các giáo sĩ soạn ra nhằm hướng dẫn việc thực hành tang chế như: Ưº ưễ ôO Ư³ ưn ³W đẹ (Tử hầu bảo hữu yếu quy thư - sách giúp kẻ liệt và nghi thức mai táng). Nazareth, 130 trang; Á{ âR ăữ (Lâm mệnh quyển - Sách đọc cho người bệnh trong giờ lâm chung); ãP Á âÀ àỹ Cảm tạ niệm từ - Kinh phục dĩ. 26 trang)(1)
Trong số sách về tang chế của người Công giáo đáng kể nhất là sách an ủi kẻ liệt. Sách này không thấy linh mục Nguyễn Hưng đề cập trong cuốn: Sơ thảo thư mục Hán Nôm Công giáo Việt Nam. Sách An ủi kẻ liệt mà chúng tôi hiện có là do một giáo dân xứ Kẻ Sặt cung cấp.
Kẻ Sặt là một giáo xứ lâu đời, trước đây có lúc được đặt làm trị sở Tòa Giám mục địa phận Đông Đàng ngoài và Sở Cha chính địa phận thuộc giáo phận Hải Phòng. Nay thuộc xã Tráng Liệt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Tính đến năm 2000 giáo xứ có 5.157 tín đồ. Sách An ủi kẻ liệt bằng chữ Nôm, mộc bản in trên giấy dó khổ 19x13cm, mỗi trang có 10 dòng. Sách bị mất 2 trang đầu và phần cuối, chỉ còn đến trang 244.
Phần đầu sách là: Thư mục về sách “An ủi kẻ liệt”(2) (từ trang 3 đến trang 6).
Hai trang đầu bị mất nên hiện chỉ đọc được từ trang thứ 3. Nội dung Thư chung nêu lý do của việc Giáo hội Công giáo đặt ra tang chế; dạy tín đồ phải làm gì với người ốm nặng sắp qua đời, qua đời, nghi thức mai táng, lệ cúng giỗ. Để bạn đọc tiện theo dõi, chúng tôi phiên âm toàn văn Thư chung. Đây là Thư chung chuyên về tang chế viết bằng chữ Nôm duy nhất mà chúng tôi hiện có, nên không chỉ có giá trị về văn bản học mà còn có giá trị về nội dung.
Sau Thư chung là phần Lời dẫn (một đôi lời dặn bảo người coi sóc kẻ liệt) từ trang 7 đến trang 16. Chính văn cuốn sách được chia làm hai phần. Phần thứ nhất: Ai ủi kẻ liệt; phần thứ hai: Lễ pháp tống táng kẻ đã qua đời. Trong bản thông báo này chúng tôi dịch toàn bộ các đề mục. Do sách mất phần đầu và phần cuối nên không rõ năm xuất bản, song Thư chung về sách An ủi kẻ liệt in ở đầu sách cho biết thời điểm Thư chung ban hành là ngày 23/12/1895 tại Kẻ Sở(3) do Phêro Maria Vítvồ(4) ký. Như vậy sách được xuất bản nếu sớm nhất cũng chỉ vào thời điểm năm 1895 mà thôi.
Dưới đây là phần phiên âm: Thư Chung về sách An ủi kẻ liệt; Lời dẫn; phần thứ nhất: An ủi kẻ liệt; phần thứ hai: Lễ pháp tống táng kẻ đã qua đời.
SÁCH AN ỦI KẺ LIỆT
Thư chung về An ủi kẻ liệt (sách bị mất 2 trang đầu nên bức Thư chung này bị mất phần đầu). Cuối thư có ghi: Phêro Maria Vítvồ ký. Kẻ Sở ngày 23 tháng Đêxemba (tháng 12) năm 1895. Dưới đây là phiên âm bức thư chung.
“… táng giỗ chạp cung cấp tư văn tư võ phường ống đồng môn vân vân. Nhất là người ta hay tin hay chuộng những việc kẻ ngoại quen làm mà thờ kẻ đã qua đời, vì bề ngoài xem ra giữ nghĩa tôn kính kẻ chết mà thôi. Nhưng mà thực sự là việc dối trá phi lý không nên tin, không nên làm, không nên giúp cách nào. Thầy xét sự thể làm vậy thời ước ao cất dẹp những tội ấy cho hãn, cho nên đã liệu dọn sách này để mà dạy bổn đạo phải làm thế nào cho được khỏi tội làm sự dối trá.
Vậy sách này chẳng những dẫn cách an ủi giúp phao(5) kẻ liệt mà lại dạy bảo kẻ có đạo biết lối phải cứ mà cất xác kẻ chết, cắt nghĩa lễ pháp thành Y kê di da(6) làm khi mai táng kẻ có đạo, chỉ bảo những sự dối trá Tòa Thánh đã cấm… dạy cho biết khi kẻ ngoại đạo chết mà kẻ có đạo phải đi cất xác thời được làm những việc nào mà phải tránh những việc nào, khi nào được ăn cỗ cúng, lúc nào không được ăn. Bao giờ nên cất mả lần nào không nên. Ngày giỗ chạp phải làm thế nào cho phép đạo thánh Đức Chúa Trời và những điều khác làm vậy. Kẻ có đạo phải biết phải giữ thời mới khỏi mắc sự dối trá được. Vì vậy bổn đạo ai nấy nhất là trùm trưởng, người coi sóc kẻ liệt phải năng xem cho thông thuộc những điều đã chép trong sách này. Mà Thầy truyền cho các nơi có đạo về địa phận ta, tự nay mà đi phải lấy sách này làm mẫu mực về sự cất xác kẻ chết và sự làm việc cho kẻ ở đâu không có người coi sóc giúp đỡ kẻ mong sinh thời, thời phải đặt mỗi họ một người đàn ông coi sóc kẻ liệt nam, một người đàn bà coi sóc kẻ liệt nữ. Lại phải sắm sửa mỗi họ 2, 3 bản sách này. Bản phó cho người chăm sóc kẻ liệt. Bản giao cho kẻ đàn anh quen đứng đầu việc hiếu sự. Để cho mỗi người làm các việc y như trong sách này dạy. Việc ấy giao cho các Thầy cả lo liệu thu xếp cho con chiên được nhờ. Vả lại Thầy dặn lại đây mấy điều về sự dối trá bề trên đã cấm xưa nay. Mà Thầy cũng truyền cho mọi nơi phải tuân cứ vì là điều hệ trọng lắm.
Thứ nhất họ nào gián tòng hễ kẻ có đạo đức được đủ người mà liệu việc làm riêng với nhau thời phải biết tống táng ngay. Vì chưng tuy rằng có điều làm thanh được từng người, khi không phải chính việc rối mà kẻ có đạo không thể định được. Vì là anh em đầy tớ vân vân. Nhưng mà vốn sự hai bên lương giáo giúp nhau mà đưa ma chung là dịp trớ trêu cho bổn đạo mặc theo sự dối trá. Cho nên phải bỏ thói quen ấy đi. Mà có người bổn đạo chết thời nguyên kẻ có đạo cất xác. Còn khi có người ngoại đạo chết thời để mặc bên lương đưa ma mà thôi.
Thứ hai, nơi nào đã biết tống táng, song hai bên lương giáo quen mời nhau đi cất xác hay là đến ăn cỗ ngày đám ma, giỗ chạp thời Thầy cả cũng phải buộc bổn đạo bỏ thói này, vì cũng là dịp cho người ta mắc sự dối trá.
Thứ ba, nhà nào có đạo còn phải gánh đầu giỗ về bên ngoại đạo thời Thầy cả phải liệu cho nhà ấy mua giỗ hay là bỏ đứt đi không giản góp cũng không đi ăn cỗ cho được giữ phần linh hồn cho thực.
Thứ tư, kẻ có đạo không được cho con cái học Nho, học sách của Thầy ngoại đạo khi chưa được tờ xá việc đồng môn và khi chưa được phép Thầy cả cho làm vậy. Vì chưng bởi sự đi học với Thầy ngoại đạo thời thường sinh mắc rối lâu năm cũng thiệt về phần linh hồn lắm. Vậy các Thầy cả phải năng giảng giải cắt nghĩa cho con chiên chê bỏ các sự dối trá và các sự làm cản trở về phần linh hồn để địa phận ta theo lề lối thánh Y-kê-di-da đã dẫn và giữ các điều trong đạo cho toàn vẹn.
Ấy là bấy nhiêu lời xin Đức Chúa Trời ban ân cho mọi người thêm lòng tin, lòng cậy, lòng kính mến và được soi sáng làm tôi Chúa mình một ngày một hơn. Lại xin nhờ cầu cho Thầy với nữa.
Phê rô Maria Vít vồ ký.
Kẻ Sở ngày 23 tháng Đêxemba (tháng 12 ) năm 1895.
Lời dẫn
Một đôi lời dặn bảo người coi sóc kẻ liệt (trang 7)
MỤC LỤC SÁCH AN ỦI KẺ LIỆT
PHẦN THỨ NHẤT
Đoạn thứ nhất
Về những ích bởi ốm đau bệnh tật mà ra (trang 1).
(Phần này thiếu các trang 3, 4, 6, 7, 8, 9)
Đoạn thứ 2
Khi ốm đau bệnh tật người ta phải ăn ở thế nào và phải giữ những điều gì (trang 17).
Đoạn thứ 3
Lời đức giám mục Xu phong(7) an ủi kẻ liệt (trang 28).
Đoạn thứ 4
Về những lý an ủi kẻ liệt sợ chết (trang 33).
Điều thứ nhất
Kẻ giữ đạo thánh Đức chúa Trời chẳng những là chẳng nên sợ chết mà lại phải ước ao chết
Điều thứ 2
Một hai lý khác làm cho kẻ giữ đạo chẳng những là chẳng nên sợ chết mà lại phải ước ao chết (trang 41).
Đoạn thứ 5
Giúp kẻ liệt dọn mình chịu phép giải tội (trang 45).
Điều thứ nhất
Về cách kẻ liệt phải dọn mình xa (trang 47).
Điều thứ 2
Về cách kẻ liệt phải dọn mình gần (trang 49).
Bản xét mình xưng tội
Điều răn thứ nhất
Nhân đức tin (trang 52)
Nhân đức lòng cậy(trang 53)
Nhân đức kính mến (trang 54)
Nhân đức thờ phụng (trang 55)
Điều răn thứ 2 (trang 59)
Điều răn thứ 3(trang 61)
Điều răn thứ 4(trang 62)
Điều răn thứ 5(trang 65)
Điều răn thứ 6 và thứ 9(trang 67)
Điều răn thứ 7 và thứ 10(trang 70)
Điều răn thứ 8(trang 73)
Sáu lời răn Hội thánh
Điều răn thứ 1 và thứ 2 (trang 75)
Điều răn thứ 3(trang 77)
Điều răn thứ 4
Điều răn thứ 5
Điều răn thứ 6(trang 78)
Bảy mối tội đầu
Tội kiêu ngạo(trang 78)
Tội hà tiện (trang 79)
Tội dâm dục
Tội mê ăn uống(trang 80)
Tội ghen ghét và hờn giận
Tội làm biếng việc lành (trang 81)
Cách giúp kẻ liệt dục lòng ăn năn tội(trang 81)
Những lý phải đòi cho được lòng ăn năn tội(trang 85)
Về sự giúp kẻ liệt xưng tội(trang 103)
Đoạn thứ 6
Về sự giúp kẻ khó chịu lễ như của ăn đàng(trang 110)
Những Kinh dọn mình chịu lễ(trang 116)
Kinh dọn mình chịu lễ tất(trang 120)
Kinh cảm ơn khi chịu lễ đoạn(trang 122)
Cảm ơn Đức chúa…
Cảm ơn tất (trang 123)
Cảm ơn thường dụng (trang 125)
Đoạn thứ 7
Về cách giúp kẻ liệt chịu phép xức dầu thánh(trang 133)
Về những ơn ích bởi phép xức dầu thánh mà ra (trang 134)
Phép xức dầu thánh làm nhiều ích cho kẻ liệt
Về phép thầy cả làm phép xức dầu thánh cho kẻ liệt (trang 137)
Kẻ liệt phải dọn mình chịu phép xức dầu thánh là thế nào (trang 138)
Cách giúp kẻ liệt chịu phép xức dầu lúc khẩn cấp (trang 140)
Lời khuyên kẻ liệt khi vừa mới chịu phép xức dầu thánh đoạn (trang 142)
Đoạn thứ 8
Dạy cách giúp kẻ ngoại đạo rình sinh thì(8) xin trở lại đạo chịu phép rửa tội (trang 143)
Điều thứ nhất
Về cách giúp kẻ ngoại đạo phải bệnh nặng song chưa khẩn cấp lắm (trang 143)
Điều thứ 2
Dạy cách giúp kẻ ngoại đạo rình sinh thì xin trở lại chịu phép rửa tội(trang 149)
Đoạn thứ 9
Về những điều phải đọc cho được giúp kẻ liệt dục lòng tin cậy kính mến, lòng ăn năn tội vân vân(trang 152)
Dục lòng tin (trang 152)
Dục lòng cậy (trang 155)
Dục lòng kính mến (trang 159)
Dục lòng ăn năn tội(trang 162)
Thứ nhất: ăn năn tội cách lọn(trang 162)
Thứ 2: ăn năn tội cách chẳng lọn (trang 163)
Giúp kẻ liệt chịu khổ bằng lòng(trang 166)
Giúp kẻ liệt chịu chết bằng lòng(trang 169)
Về ba điều ma quỷ thường cám dỗ kẻ rình sinh thì (trang 171)
Đoạn thứ 10
Về những kinh bảo đường cùng những lời giúp kẻ liệt khi linh hồn ra khỏi xác (trang 173)
Kinh cầu cho kẻ liệt(trang 175)
Dạy cách lâm mệnh cho kẻ liệt dọn mình sinh thì (trang 190)
Lời khác giúp kẻ liệt khi linh hồn mong ra khỏi xác (trang 191)
Đoạn thứ 11
Về những kinh đọc khi linh hồn đã ra khỏi xác, khi liệm, khi táng xác người lại và khi cất xác trẻ con (trang 192)
Những kinh đọc trước khi liệmxác (trang 194)
Kinh làm phép săng(trang 194)
Kinh đọc khi liệm xác đoạn(trang 195)
Kinh đọc khi táng xác (trang 196)
Kinh đọc khi đã táng xác rồi (trang 196)
Những kinh đọc khi cất xác trẻ con(trang 198)
Kinh cầu cho linh hồn kẻ đã qua đời(trang 201)
PHẦN THỨ 2
Lễ pháp tống táng kẻ đã qua đời
Đoạn thứ nhất
Dạy cách cất xác người đã qua đời(trang 202)
Đoạn thứ 2
Giải nghĩa những lễ pháp làm khi cất xác người chết (trang 211)
Đoạn thứ 3
Về sự cầu cho kẻ chết ngày tết cả cùng ngày giỗ chạp (trang 227)
Đoạn thứ 4
Về ít nhiều điều bản đạo thường lỗi khi làm việc cho kẻ qua đời (trang 231)
Điều thứ nhất
Về những điều dối trá tỏ tường ngôi thánh đã cấm bản đạo không được làm khi làm việc cho người ốm đau kẻ qua đời vì là những điều có tội trọng (trang 231)
Điều thứ 2
Về ít nhiều điều bề trên truyền dạy bổn đạo phải tránh (trang 243)
Sách dừng lại ở trang 244, phần cuối bị mất.
Thông báo Hán Nôm học 2003, tr.162-166

No comments:

Post a Comment