Wednesday 30 October 2013

Hiến binh Pháp ở Đông Dương giai đoạn 1945-1955 được tổ chức như thế nào?



Khi Pháp mới mon men trở lại xứ Đông Dương, ngoài số quân cảnh (prévôté) tháp tùng đoàn quân viễn chinh của tướng Leclerc, có một nhúm hiến binh thuộc địa (gendarmerie coloniale)  được Leclerc giải thoát khỏi các trại giam Nhật Bản và tổ chức thành một phân đội hiến binh Nam Đông Dương (gendarmerie de l’Indochine sud). Chính quốc phải rút số vệ binh cộng hòa (garde républicaine) đang làm nhiệm vụ chiếm đóng ở Đức, Bắc Phi cộng với quân ở Pháp, thành lập ba đoàn (légion – tương đương trung đoàn) vệ binh cộng hòa gửi qua Đông Dương. Vào đầu năm 1947, ba đoàn này có 3095 quân (95 sĩ quan + 2840 hạ sĩ quan).
Đoàn 1 làm nhiệm vụ tổ chức, huấn luyện và chỉ huy lính gạc (Garde civile de Cochinchine, sau đổi tên là Garde Républicaine de Cochinchine – Vệ Binh Cộng Hòa Nam Kỳ, năm 1948 lại đổi tên thành Garde du Viêt-Nam Sud – Vệ Binh Nam Việt. Năm 1950, khi các tiểu đoàn Việt Nam (bataillon vietnamien - BVN) được thành lập, chỉ huy trưởng đoàn 1 cũng là trưởng phái bộ tổ chức lực lượng vũ trang Nam Việt Nam kiêm tham mưu trưởng bộ quốc phòng của chính phủ (ngụy) Việt Nam.
Đoàn 2 được triển khai quanh Sài Gòn với nhiệm vụ rất đa dạng: chỉ huy hiến binh Lào, quân đội hoàng gia Khờ me (ARK), coi tù quân sự (PIM), chỉ huy thân binh bảo vệ các đồn điền cao su của hãng Michelin, hộ tống các đoàn yếu nhân và các nhiệm vụ an ninh khác.
Đoàn 3 được triển khai ở Bắc Kỳ với nhiệm vụ tương tự nhiệm vụ của đoàn 1.
Từ 1946 đến 1956 có 14 000 lượt người sang Đông Dương phục vụ trong lực lượng hiếnbinh. Thời hạn phục vụ được quy định là hai năm. Trước năm 1955, trên lãnh thổ Đông Dương thường xuyên có mặt khoảng ba ngàn hiến binh quốc gia Pháp.
Trong suốt cuộc chiến ở Đông Dương có 654 vệ binh cộng hòa tử trận hoặc mất tích (trong đó có 62 sĩ quan) và 1500 người bị thương.

No comments:

Post a Comment