Wednesday 30 April 2014

LÊ THÁNH TÔNG VÀ HÌNH LUẬT (Hoàng Tuấn Phổ - Tuấn Công Thư Phòng)


Thứ Ba, ngày 18 tháng 3 năm 2014


LÊ THÁNH TÔNG VÀ HÌNH LUẬT

  1. HOÀNG TUẤN PHỔ 

HTC: Nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Phổ là thân phụ của Hoàng Tuấn Công. Hôm nay lục lại tệp bản thảo mình từng đánh máy, thấy có bài Tham luận “Lê Thánh tông và hình luật”. Nhớ về mấy vụ án oan chấn động gần đây, thấy bài viết có nhiều điều đáng để suy ngẫm. Xin đăng để chia sẻ cùng độc giả.

Bộ luật Hồng Đức được xem là tiến bộ nhất, khoa học nhất của nghìn năm phong kiến nước ta. Các triều vua Lê kế tiếp dẫu ban thêm một số điều có tính bổ sung, về cơ bản vẫn tuân theo hình luật Hồng Đức. Chắc chắn bộ luật Hồng Đức không phải là một “sáng tác” hoàn toàn mới(1).

Tuy không còn Hình thư đời Thái tổ, Thái tông, Nhân tông để đối chiếu, nhưng bằng phương pháp gián tiếp, chúng ta có thể biết luật Hồng Đức kế thừa như thế nào luật Thuận Thiên(2). Ví dụ : Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép việc đời Lê Thái tông : “Có bảy tên can tội tái phạm ăn trộm, đều còn ít tuổi, hình quan chiếu luật đáng xử trảm. Bọn đại tư đồ Lê Sát thấy giết người nhiều quá, trong lòng ngần ngại. Vua đem việc ấy hỏi thừa chỉ Nguyễn Trãi, Trãi trả lời: “Pháp lệnh không bằng nhân nghĩa, cũng rõ lắm rồi. Nay một lúc giết bảy người sợ không phải việc đức tốt. Kinh Thư có câu: “Yên chỗ lòng nên dừng của ngươi” (An nhữ chỉ). Sách Truyện có câu: “Giết chỗ nên dừng rồi sau lòng mới định” (Tri chỉ nhi hậu hữu định). Thần xin thuật lại nghĩa chữ “chỉ” để bệ hạ nghe: chỉ nghĩa là yên chỗ đáng dừng, như trong cung là chỗ bệ hạ yên dừng, hoặc khi ngự ra chỗ khác thì không thể ở yên mãi được, lại phải trở về trong cung, thì mới yên chỗ dừng, tuy có khi ra oai giận dữ, nhưng không thể lâu được. Xin bệ hạ lưu tâm câu nói của thần”. Bấy giờ các ông Lê Sát, Lê Ngân nói: “Ông có nhân nghĩa, có thể cảm hoá kẻ ác thành người thiện, hãy giao những kẻ ăn trộm ấy nhờ ông cảm hoá cho”. Bèn bảo Nguyễn Trãi nhận những tù nhân ít tuổi ấy. Nguyễn Trãi nói: “Những kẻ ấy là hạng trẻ con ương ngạnh, ranh mãnh, pháp luật của triều đình còn không thể trừng giới được, huống chi bọn chúng tôi ít đức, cảm hoá thế nào được”. Lâu sau phán chém hai tên, còn 5 tên xử lưu”.
Câu chuyện trên cho chúng ta thấy theo luật Lê sơ rất nghiêm đối với tội ăn trộm. Lần đầu trừng phạt để răn đe, tái phạm mà không giáo hoá được thì phải xử chém và không kể nhiều tuổi hay ít tuổi. Ở chương “đạo tặc gian dâm” của hình luật Hồng Đức có điều “ăn trộm, ăn cướp xử lưu viễn châu’’...“Kẻ trộm tái phạm thì xử chém”. Luật Hồng Đức cũng không phân biệt tuổi thành niên hay vị thành niên. Như vậy, về tội ăn trộm thường, luật Hồng Đức đã kế thừa luật Thuận Thiên. Chỗ mới của Luật Hồng Đức là thêm điều luật giao buộc trách nhiệm cha mẹ đối với con cái: “Con cái ở với cha mẹ mà đi ăn trộm thì cha mẹ bị xử biếm, đi ăn cướp thì cha mẹ bị xử đồ. Việc nặng hơn nữa thì xử thêm bậc (xử gia). Đều phải đền thay tang vật. Nếu con đã ở riêng, cha mẹ cũng bị xử phạt biếm. Nếu đã trình quan mà còn để con ở nhà (không đem lên nộp quan) thì kể như chưa trình”... Nêu cao trách nhiệm cha mẹ đối với con cái để không phạm tội, nếu trót lỡ phạm tội thì không tái phạm là nét tiến bộ của luật Hồng Đức.
Một chuyện khác:
“Lê Quán Chi, con trai của đại đô đốc Lê Khuyển, ban đêm họp nhau đánh giết người ở đô thị. Việc phát giác, bị hạ ngục, cung khai dây dưa đến nội quan và con trai người chức trách đến hơn 10 người. Án sắp xong, Thái hậu cho rằng Lê Khuyển là bậc đại thần giữ cấm binh, nhà vua ỉ trọng, nếu giết con sợ đau lòng cha, bèn làm trái phép tha cho, chỉ thu tiền đền mạng, trả cho người chết thôi. Gián quan Lê Lâm (trách nhiệm khuyên can vua làm điều sai trái) im mồm không dám nói, thậm chí có những trẻ con ở đô thị day tay nói rằng: “Ta giận không được làm đài quan!” (Đài quan tức quan ở Ngự sử đài chuyên việc can gián vua, hạch tội quan chức sai phạm ).
Ở chương “Luật trái phép và phạm tội vặt” của bộ luật Hồng Đức có điều luật:“Quan đại thần và các quan tâu việc, nếu biết việc không tiện hay có hại cho quân dân mà không cố sức can ngăn xin sửa đổi thì xử biếm bãi. Nếu a dua xuôi theo ý vua, lui ra rồi mới nói sau, thì xử đồ lưu”. Nếu căn cứ vào luật Hồng Đức, trường hợp trên, các quan xử án tội nặng thành nhẹ theo ý vua, tất phải chịu tội biếm, bãi (biếm là hạ thấp tư cách, bãi là bãi chức về làm dân thường). Còn gián quan Lê Lâm a dua theo ý vua, chắc phải mang tội nặng hơn một bậc như tội đồ chẳng hạn (đồ là tù đầy làm khổ dịch). Điều luật này rất quan trọng, ngăn vua không ỉ quyền tối thượng làm trái pháp luật, và trừng trị kẻ làm quan không làm đúng phận sự.
Đầu đời Lê (Thái tổ, Thái tông, Nhân tông), tội tham ô, hối lộ xử rất nặng. Lê Thái tổ định luật: “Tội nhân nhận hối lộ 1 quan tiền phải xử án chém”. Năm 1435 đời Thái tông, chuyển vận sứ huyện Thuỷ Đường là Nguyễn Liêm nhận lễ đút lót của người ta hai tấm lụa, bị khép tội chết. Con của Liêm nhận chết thay cha, triều đình không cho. Vấn đề ở đây là tại sao Lê Thái tổ bản chất nhân hậu lại định ra hình phạt quá nặng? Là vì sau 20 năm đất nước bị chiến tranh tàn phá, nhân dân ly tán, kho tàng rỗng không, giá trị 1 quan tiền là lớn lắm. Lê Thái tổ còn định luật đánh bạc, chặt bàn tay 5 phân, đánh cờ, chặt bàn tay 2 phân, kẻ vô cớ họp nhau uống rượu, phạt 100 trượng, kẻ dung túng tội giảm một bậc. 
Bấy giờ bọn du thủ du thực, bọn vô nghệ nghiệp, bọn có tiền bạc ăn không ngồi rồi khá đông. Họ đã không làm gì lợi cho nước còn gây hại cho dân. Bởi thế năm 1427, khi Xương Giang, Cổ Lộng, Chí Linh còn chưa giải phóng, Tây Đô, Đông Quan còn trong tay giặc và 20 vạn quân Minh sắp tràn qua biên giới, vị lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn đã ban lệnh: “Cho dân lưu tán được về nguyên quán cày cấy, kẻ nào không có ruộng nương đều cho cho được đi buôn bán, kẻ nào bỏ nghề nghiệp sẽ bị trị tội nặng...”  Đã ban lệnh mà không tuân theo thì phải định luật. Lệnh đã nói trị tội nặng thì luật phải trị tội nặng. Nếu không, không thể nghiêm phép nước. Công-tôn Tử Sản, chính trị gia nổi tiếng đời Xuân Thu Trung Quốc nói: “Làm chính trị phải rộng rãi để đi đến nghiêm ngặt, phải nghiêm ngặt để đi đến rộng rãi” (Khoan dĩ tế mãnh, mãnh dĩ tế khoan). Riêng trong hình luật, Lê Thái tổ đã chứng tỏ ông là một chính trị gia giỏi, biết lúc cần pháp trị thì không thể đức trị.
Lê Thánh tông rất ghét tham ô, hối lộ. Nhưng triều đại Lê Thánh tông, đất nước đã khác xa triều đại Lê Thái tổ, hình luật tất phải đổi khác. Theo đà phát triển của đất nước, tham ô hối lộ cũng phát triển và biến hoá khó lường. Có lẽ vì thế, luật Hồng Đức không đặt riêng một chương hay mục về tham ô hối lộ. Nó nằm rải ở các chương mục, bởi mọi nơi, mọi việc đều có thể nảy sinh tham ô hối lộ. Các hành vi vợ con quan chức nhận đồ tặng biếu, bản thân quan chức yêu sách tiền bạc hay nhận của đút lót, đều thuộc tội danh tham ô, hối lộ, tuỳ tội nặng nhẹ, trừng trị theo 5 bậc: biếm, bãi, đồ, lưu, tử. Ví dụ: vợ con, người nhà quan chức mượn cớ mua bán để quấy nhiễu nhân dân, nhận đồ tặng biếu thì xử biếm bãi, tức hạ bớt tư cách, kèm theo đánh bằng gậy và bãi chức làm dân thường. Quan lại yêu sách hối lộ thì xử đồ (tù đầy), lưu (phát vãng) hay tử (tử hình).
Luật Hồng Đức giành riêng một chương về “Luật bắt bớ và xử án” là một trong những chương luật rất bổ ích đối với công việc hình án hiện nay. Hãy nói về việc xử án mà dư luận chung rất bất bình đối với những vụ hình sự xét oan sai. Báo Pháp Luật Việt Nam số 302 ngày 18-12-2006 viết về xét xử vụ án “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”đối với Nguyễn Minh Hùng. Toà án ND tỉnh Tây Ninh xử sơ thẩm tuyên án Nguyễn Minh Hùng tử hình, toà phúc thẩm TAND thành phố Hồ Chí Minh tuyên huỷ bản án vì chứng cứ buộc tội không rõ ràng, còn nhiều mâu thuẫn, cấp sơ thẩm không cho các bị cáo đối chất để làm rõ lời khai có liên quan đến xác định hành vi của Nguyễn Minh Hùng. Toà phúc thẩm TAND thành phố HCM trả lại bản án yêu cầu xét xử lại. Ngày 31-5-2006, toà án nhân dân xét xử sơ thẩm lần hai vẫn xác định đủ căn cứ để buộc tội Nguyễn Minh Hùng “vận chuyển trái phép chất ma tuý” và HĐXX vẫn tuyên phạt Hùng mức án tử hình! Toà phúc thẩm TAND thành phố HCM đã phải hoãn phiên xét xử phúc thẩm lần 2 để làm rõ thêm “vấn đề” vì có nhiều chứng cứ chứng minh tính ngoại phạm của Nguyễn Minh Hùng.
Tại sao HĐXX của TAND tỉnh Tây Ninh cố ý buộc tội tử hình đối với Nguyễn Minh Hùng mặc dù không đủ chứng lý? Nếu rồi đây, toà phúc thẩm lần 2 của TAND thành phố HCM, sau thời gian điều tra thận trọng, kỹ càng, tuyên bố Nguyễn Minh Hùng vô tội, thì HĐXX của TAND tỉnh Tây Ninh có phải đem ra xét xử hay không ?(3)
Theo luật Hồng Đức, trường hợp trên thuộc điều luật “cố ý mở, khép tội người”nghĩa là người không đáng tội mà buộc tội, kẻ đáng tội mà tha bổng, hoặc tăng tội nhẹ làm nặng, giảm tội nặng thành nhẹ. Nếu lỗi ở ngục lại không cẩn thận kiểm xét đối chiếu thì bắt tội ngục lại; nếu lỗi ở ngục quan xét xử không minh thì bắt tội ngục quan; nếu là hình quan xử hình không đúng thì bắt tội hình quan; nếu lỗi ở quan tri từ tụng (viên quan phúc thẩm các việc hình án) xét hỏi lại không cẩn thận thì viên quan ấy phải chịu tội...Mức tội phải chịu phạt như thế nào? Có thể tóm tắt một câu: Người xét xử làm người ta oan sai phải chịu tội giảm một bậc so với tội người ta bị oan sai!
Đời Lê Thánh tông, hình án bị bỏ ứ đọng nhiều. Luật Hồng Đức ghi: Kỳ hạn xét xử: việc trộm cướp 3 tháng, việc mưu giết người 4 tháng, việc ruộng đất 3 thángv.v...đều tính từ ngày đòi bắt bị cáo. Nếu để quá kỳ hạn 1 tháng thì xử biếm., quá 3 tháng thì xử bãi (bãi chức), quá 5 tháng thì xử đồ (tù đày). Nếu nguyên nhân bị bỏ quá hạn do nguyên cáo hay bị cáo đòi bắt không đến thì người xét xử được xử theo cáo trạng hoặc theo luật vu cáo. Luật bỏ ứ đọng án thi hành rất nghiêm, ví dụ: quan hình án Nguyễn Văn Kiệt, Lê Bá Viễn mỗi người bị biếm một tư, đánh 50 roi, Trình Công Đức, Phạm Phúc phải tội đánh 50 roi. Trình Duy Nhất không kiểm xét kiện tụng đến nỗi nhiều án  bỏ đọng, cố sức biện bác: “Thần giữ chức pháp quan, sợ rằng việc hình án xử nhanh thì khinh suất, sẽ có sự oan uổng nên để chậm mà xét kỹ, không giám cố ý bỏ ứ đọng”. Lê Thánh tông vẫn chiếu luật xử biếm Trình Duy Nhất 2 tư (giáng chức 2 bậc), đánh 80 trượng. Đối với quan chức cấp cao làm việc lâu năm trong triều, Lê Thánh tông xét thấy làm việc không cố gắng hết sức hoặc tài đức không xứng chức thì bắt phải thi khảo. Ví dụ: Tháng giêng năm 1468, các quan bộ hình là Phạm Nại, Đoàn Văn Thông và 18 người coi việc hình án xảy ra nhiều chuyện oan sai, để nhiều vụ ứ đọng, đều bị phế truất làm dân thường.
Lại có luật “chuộc tiền”. Có 3 trường hợp phạm tội được chuộc tiền:
1) Các quan có trách nhiệm cai quản viên chức hay quân dân mà phạm tội do sơ suất, sai lầm, thì từ tội “lưu” trở xuống cho được chuộc tội bằng tiền (tức là trừ tội tửkhông được chuộc)
2)Người 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống và người tàn tật mà phạm tội lưu trở xuống thì cho chuộc tội bằng tiền.
3)Người 80 tuổi trở lên, 10 tuổi trở xuống và người tàn tật nặng (như điên cuồng, rồ dại, cụt cả tay chân, mù cả hai mắt) mà phạm tội phản nghịch, giết người, đáng xử tử thì phải tâu thỉnh lên vua để vua quyết có cho chuộc hay không. Những người ấy phạm tội ăn trộm hay đánh người bị thương thì cũng cho chuộc.
Trong luật chi rõ mức tiền chuộc cho từng hình phạt đối với quan lại và dân thường, tuy cùng một tội danh, người phạm tội chức tước càng cao, tiền chuộc cũng càng cao. Cho đến tội tử hình cũng được chuộc với số tiền 330 quan.
Có ý kiến cho rằng luật chuộc tiền không công bằng, người phạm tộ có tiền trở nên vô tội. Không đúng. Vì không phải tội nào cũng được chuộc bằng tiền. Chỉ có 3 hạng người: trưởng quan sơ suất, lầm lỡ, người già, trẻ em, người tàn tật, chẳng may phạm tội, tình rất đáng nên thương, nhưng luật không thể tha miễn, nên cho chuộc bằng tiền để tỏ lòng nhân. Đó cũng là trong pháp trị có đức trị vậy.
Nhận xét về bộ luật Hồng Đức, nhà sử học Phan Huy Chú viết: “Các mục luật văn...gồm hơn 700 điều, thật rất rõ ràng, đầy đủ, dùng để nêu thể lệ xét xử, thích hợp với dân tình, cân nhắc và thêm bớt, cho nên đủ để đối phó các trạng thái biến hoá và ngăn ngừa nhân dân làm bậy”
Cần nói thêm: tính ưu việt của văn bản luật chỉ mới là phần nửa của đời sống pháp luật. Nhà Lý đặt Hình thư. Nhưng Lý Thánh tông bảo ngục lại: “Ta làm cha mẹ dân, lòng yêu dân cũng như yêu con ta đây. Nhân dân vì không biết mà sa vào hình pháp, ta rất thương. Từ nay về sau, không cứ tội nặng, tội nhẹ, đều nên khoan hồng”. Tất cả kẻ phạm tội đều nên khoan hồng thì còn gì là hình luật ? Hình luật là từ gốc Hán. Theo lối viết tượng hình, chữ “Hình” gồm chữ  “tỉnh” (cũng gọi là bộ “tỉnh”) là cái giếng, bên cạnh chữ “đao” (cũng gọi là bộ “đao”) là con dao. Theo các nhà nghiên cứu kim thạch văn, giáp cốt văn của Trung Quốc, thời cổ Trung Quốc, một lý là một làng, rộng một dặm vuông, chỉ có một cái giếng, khi múc nước rất mất trật tự, quan phủ phải sai lính cầm đao đứng gác bên bờ giếng để răn đe và trừng trị kẻ gây rối loạn. Chữ “Hình” do đó, nghĩa gốc là trừng trị, nghĩa mở rộng thành hình luật rồi pháp luật. Cho nên thời phong kiến, đời nào cũng nêu lên thành hình luật để trị nước an dân. Tuy nhiên hình luật phụ thuộc vào chế độ chính trị, tình hình xã hội, và quan điểm pháp luật của ông vua cầm quyền. Thiên về đức trị thì hình luật quá nhẹ như nhà Lý. Thiên về pháp trị thì hình luật quá nặng như nhà Nguyễn. Cùng miếu hiệu Thánh tông với Lý Thánh tông nhưng khác họ, vua Lê Thánh tông chủ trương biên soạn hình luật, và nói: “Nước mà không có thưởng phạt thì dù là vua Nghiêu, vua Thuấn cũng không cai trị được thiên hạ”. Ông còn nói: “Đặt luật để trừng phạt kẻ gian, sao có thể dung tha được bọn coi thường pháp luật”. Không phải Lý Thánh tông nhân hậu hơn Lê Thánh tông. Đó là phương pháp cai trị đất nước có chỗ khác nhau.
 Có lẽ chỉ có Lê Thánh tông mới dám tuyên bố trước triều thần của ông: “Pháp luật là phép công của nhà nước, ta cùng các ngươi phải cùng theo!” Đó là một trong những bí quyết thành công của Lê Thánh tông trong trị nước an dân, đưa ông lên ngôi vị minh quân bậc nhất dưới chế độ phong kiến Việt Nam./.
                    H.T.P
(Tham luận tại Hội thảo Khoa học của Bộ tư pháp-UBND tỉnh Thanh Hóa về “Quốc triều hình luật” 14/3/2007)

Chú thích:
2. Hình luật nhà Lê buổi đầu dĩ nhiên không thể không tham khảo Quốc triều hình luật nhà Trần, Hình thư nhà Lý và cả hình luật các triều đại Tuỳ, Đường, Tống, Nguyên, Minh bên Trung Quốc.
2.Quốc triều hình luật không phải là một thuật ngữ khoa học. Đó là cách gọi, cách viết của người đương thời về hình luật hình thư  của triều đại mình. Khái niệm mang tính phiếm xưng, phiếm chỉ, ví dụ: trước nhà Lê, nhà Trần cũng có hình thư gọi là Quốc triều hình luật. Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là Hồng Đức hình luật, mở rộng ra làLê triều hình luật.

3. Thời điểm Hoàng Tuấn Phổ viết tham luận này (14/3/2007), vụ án oan Nguyễn Minh Hùng chưa có hồi kết. Một năm sau 13/6/2008, do không tìm được chứng cứ buộc tội, VKS nhân dân tỉnh Tây Ninh đã hủy biện pháp tạm giam đối với Nguyễn Minh Hùng. Ngày 18/11/2008, Nguyễn Minh Hùng đã được Công an tỉnh Tây Ninh công khai xin lỗi và bồi thường số tiền 130 triệu đồng. 

Tuy nhiên, những người gây nên oan trái, đau khổ cho Nguyễn Minh Hùng không rõ bị xử lý ra sao. Tìm bài về Nguyễn Minh Hùng tại đây. (Chú thích này của Hoàng Tuấn Công)


Tài liệu tham khảo:
-Đại Việt sử ký toàn thư-Kỷ Lê sơ.
-Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú-Phần Hình luật chí.
-Quốc triều hình luật (nhà Lê)
-Đại Nam thực lục chính biên (Thực lục về Gia Long) v.v....

Tuesday 29 April 2014

Khoản X điều Y luật Z nói gì?



Đông La trong bài Vụ Nhã Thuyên – “Bản phản đốivà yêu cầu”, ai phạm pháp? mắng bốn vị giáo sư Hồ Tú Bảo (Nhật Bản), Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Cao Huy Thuần (Pháp) và đặc biệt nhà toán học nổi danh thế giới Ngô Bảo Châu như sau:
Điều này chứng tỏ các vị này cũng chưa đọc, hoặc dốt đọc không hiểu luận văn của Đỗ Thị Thoan. 4 vị cần phải hiểu, việc thu hồi bằng không phải do Đỗ Thị Thoan nghiên cứu thơ Mở Miệng mà do Đỗ thị Thoan “không đủ điều kiện” theo đúng “Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” nói trên.  
...
Việc thu hồi luận văn của Đỗ Thị Thoan vì “không đủ điều kiện” bởi những điều cụ thể như sau:
1- Đỗ Thị Thoan sai lầm về cơ sở lý luận:[...]
2-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm chính trị sai lầm: [...]
3-Đỗ Thị Thoan có hành vi kích động làm loạn và lật đổ: [...]
4-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm phản thẩm mỹ, phi nhân tính, cũng với mục đích chống đối chính trị: [...]


Điều này chứng tỏ vị này cũng chưa đọc, hoặc dốt đọc không hiểu quy chế của bộ giáo dục. Vị này cần phải hiểu, việc cấp bằng không phải do Đỗ Thị Thoan không phản động mà chỉ có thể do điều 17 của quy chế đó  (giễu nhại Đông La)

Điều 17 của bản quy chế mà Đông La trích dẫn (do bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành kèm theo quyết định số  33/2007/QĐ-BGDĐT) viết như sau:

Điều 17. Điều kiện cấp văn bằng, chứng chỉ
Người học được cấp văn bằng, chứng chỉ khi đảm bảo các điều kiện sau:
1. Hoàn thành chương trình giáo dục theo cấp học và trình độ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo  dục và Đào tạo.
2. Không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đỗ Thị Thoan hội đủ tất cả các điều kiện liệt kê ở điều 17.

Đó là câu trả lời cho câu hỏi của Đông La (Ai phạm pháp?).

Monday 28 April 2014

Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt (Đào Văn Bình - Ái Hữu Biên Hòa)


Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt - Đào Văn Bình
(03/21/2013 01:14 PM) (Xem: 428)

Trình độ Việt Ngữ của BBC và VOA tiếng Việt

    Khoảng hơn 20 năm nay tôi hầu như không bao giờ mở nghe đài VOA hoặc BBC bởi vì nếu là tin tức thế giới thì đã được các hãng thông tấn AP, UPI, Reuters… rồi các hãng truyền hình lớn như CNN, Fox News, các báo như New York Times, Washington Post tranh nhau loan tin sớm nhất. Rồi thì báo chợ, báo biếu Việt ngữ lan tràn ở cộng đồng cho nên chẳng cần nghe BBC hay VOA làm gì. Nhưng mấy lúc gần đây vì cần theo dõi tin tức ở trong nước cũng như những diễn biến dồn dập ở Biển Đông cho nên tôi mới “mò” vào xem các trang Việt ngữ của BBC và VOA bởi vì các hãng này loan tin khá nhanh song nhiều khi cũng “cóp” lại bản tin trong nước.  Nhưng tôi thật kinh hoàng khi phải đọc một thứ Việt ngữ xa lạ, không còn là thứ Việt ngữ mẫu mực mà tôi đã được học, được nghe, rồi viết rồi học hỏi gần như suốt đời.
     Đó là một thứ Việt ngữ cẩu thả, kém cỏi của những người không biết học tiếng Việt ở đâu. Văn phạm thì sai, chữ dùng thì làm dáng hoặc “đao to búa lớn”, câu văn tối nghĩa, què hoặc văn không phải là văn Việt mà là văn dịch  theo kiểu “mot à mot”. (*). 
Việt Nam đã bước vào Thế Kỷ 21 với một gia tài học thuật, văn chương phong phú, trác tuyệt do bao thế hệ cha ông để lại từ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Gia Văn Phái, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều…rồi cận đại có Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn, Đặng Thái Mai, Ngô Tất Tố, Đào Trinh Nhất, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Tản Đà, Vũ Hoàng Chương.  Về kinh tế, luật học, chính trị học có Vũ Văn Mẫu, Đoàn Thêm, Nguyễn Cao Hách…và bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo lỗi lạc của Miền Nam…mà lại sản sinh ra một thứ Việt ngữ đương thời như thế.
      Thật chua xót! 
Càng đọc các trang Việt ngữ của BBC và VOA ngày nay tôi lại càng tiếc thương những khuôn mặt cũ của BBC và VOA -  hoặc đã qua đời hoặc đã về hưu vì tuổi già bóng xế như: VOA với Lê Văn, Nguyễn Sơn, Bùi Bảo Trúc, Phạm Trần v.v.. BBC với Đỗ Văn, Thành Xuân Hồng, các xướng ngôn viên như Xuân Kỳ, Hữu Đại, Hồng Liên, Vĩnh Phúc v.v.. Văn sao chải chuốt, khuôn mẫu, đứng đắn, chừng mực và giọng đọc thu hút người nghe như những xướng ngôn viên thượng thặng của đài truyền hình Mỹ. Tôi cảm phục tài lựa chọn người đọc và biên tập viên Việt ngữ của các vị giám đốc VOA & BBC ngày xưa …có lẽ các vị này cũng đã già nua quá hoặc đã qua đời.

       Làm văn hóa mà sai thì di hại đến ngàn đời sau. Viết loại văn “ba trợn ” mà đăng trên các báo chợ thì tác hại không bao nhiêu, nhưng nếu nó được đăng trên trang điện tử lớn như BBC hoặc VOA với cả triệu người đọc thì tác hại khôn lường. Loại “tiếng Việt kinh hoàng” này lâu dần sẽ trở thành tiếng Việt chính thống. Và khi đó thì  thì ôi thôi…4000 năm văn hiến: “Quốc Tổ có về cũng khóc thôi”! 
         
Nói có sách, mách có chứng. Dưới đây tôi sẽ trích dẫn một số tiêu đề hoặc một số đoạn văn để quý vị thấy trình độ Việt ngữ của các biên tập viên người Việt của BBC và VOA như thế nào:
  

 1) BBC tiếng Việt ngày 27/1/2013: “Nhạc sỹ Phạm Duy có tiền sử bệnh tim và từng qua hai lần giải phẫu tim.” Đây là câu văn quái dị. Danh từ “tiền sử” (Pre-history) có nghĩa là thời kỳ ăn lông ở lỗ. Không ai dùng hai chữ “tiền sử” để nói trong quá khứ đã từng mắc một bệnh gì đó. Câu văn gọn nhẹ là, “Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng bị bệnh tim và đã qua hai lần giải phẫu.” 2) VOA tiếng Việt ngày 7/2/2013: “Các phần tử cực đoan đang đe dọa sẽ làm trật đường rầy tiến trình chuyển đổi sang dân chủ của Tunisia.” Động từ “derail “ nghĩa đen là làm trật bánh, nhưng nghĩa bóng là “làm lệch hướng” hoặc “làm chệch hướng”. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Các phần tử cực đoan đang đe dọa làm lệch tiến trình dân chủ của Tunusia.
 
3) BBC tiếng Việt ngày 8/2/2013: “Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN”. Đây là câu văn tối nghĩa, giống như một ông Tây, ông Mỹ không rành tiếng Việt mà nói tiếng Việt. Đọc kỹ nội dung thì ông giáo sư này xúc phạm tới người Việt Nam chứ không phải “chê”. Chê và xúc phạm- mức độ nghiêm trọng khác nhau. Do đó câu văn chỉnh sẽ là, “ Kêu gọi sa thải giáo sư Mỹ đã xúc phạm người Việt Nam.” 4) VOA ngày 7/2/2013; “Chuyện làm tình nguyện ở Mỹ”. Câu văn không sai nhưng thiếu trình độ. Câu văn khá hơn là, “Chuyện phục vụ thiện nguyện ở Mỹ”. 5) BBC ngày 10/2/2013: “Hà Nội cũng có kế hoạch đóng mới một tàu biển đa năng có khả năng chịu sóng lớn để làm tàu bệnh viện.”. Chữ “mới” ở đây thừa vì đóng tàu là đóng tàu mới rồi. Không ai đóng tàu cũ cả.
 
6) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Hơn một tỉ người châu Á trên khắp thế giới đã bước vào năm con Rắn bằng những màn pháo bông, ăn nhậu và đi thăm người thân.” Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam ngoài việc đón mừng năm mới còn là cả một truyền thống văn hóa bao trùm lên các lãnh vực gia đình, làng nước, xã hội, tâm linh chứ không phải là chuyện “ăn nhậu” bình thường. Người viết bài này có thể không phải là người Việt Nam hoặc dịch từ một bài viết bằng Anh Ngữ của một ký giả người Anh không am hiểu văn hóa Á Đông. Tiêu đề gọn, chỉnh về ý và lời có thể như sau,” Hơn một tỉ người Châu Á khắp thế giới bước vào năm con Rắn bằng những màn đốt pháo bông, tiệc tùng và thăm viếng người thân.” 7) VOA tiếng Việt ngày 10/2/2013: “Vùng đông bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau cơn bão tuyết hung bạo.” Hai chữ “hung bạo” dùng cho người. Còn đối với loài động vật hoặc thiên nhiên thì người ta thường dùng các chữ dữ dội”, “ác liệt v.v…Do đó câu văn chỉnh sẽ là “ Vùng Đông Bắc nước Mỹ bắt đầu dọn dẹp sau trận bão tuyết dữ dội.”
 
8) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: Xuất hiện ảnh hậu phẫu của Hugo Chavez. Đây là loại tiếng Việt kém mà lại làm dáng. Tại sao không viết cho gọn nhẹ và trong sáng hơn: “Ảnh Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu” hoặc ngắn gọn hơn, “Ô. Hugo Chavez sau cuộc giải phẫu”.

 9) BBC tiếng Việt ngày 16/2/2013: “Malaysia bắt giữ thượng nghị sỹ Úc”. Đọc tiêu đề người ta ng tưởng rằng ông thượng nghị sĩ Úc bị chính quyền Mã Lai bắt vì phạm tội gì đó. Nhưng khi đọc nội dung thì không phải vậy. Ông thượng nghị sĩ này chỉ bị giữ tại phi trường, không cho nhập cảnh vì lý do an ninh. Vậy tiêu đề đúng và phản ảnh nội dung là “ Malyasia chặn giữthượng nghị sĩ Úc tại phi trường.”
 10) BBC tiếng Việt ngày 17/2/2013: Bắc Hàn kỷ niệm ngày mất Kim Jong-il. Đáng lý ra phải viết “Bắc Hàn kỷ niệm ngày Kim Jong-il qua đời”. Đây là loại tiếng Việt kém cỏi, xem thường người đọc quá đỗi. 11) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên”. Hiện nay trong nước và hải ngoại, hai chữ “phê bình”. “phê điểm” được tóm gọn thành một chữ là “phê”. Thậm chí chích xì ke ma túy khiến ngây ngất cũng gọi là “phê” (effet của tiếng Pháp). Thật là loại tiếng Việt hỗn loạn không thấy có trong bất kỳ cuốn từ điển Việt Ngữ nào.
 12) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: Phim giá rẻ Trung Quốc gây sốt. Đọc kỹ nội dung bài viết chúng ta thấy đây là một cuốn phim sản xuất không tốn kém chứ không phải giá rẻ, nhưng thu lợi nhiều (thành công) chứ chẳng “gây sốt” gì cả nhưng lại được tác giả viết bừa bằng lối văn “ giá rẻ hay rẻ tiền”. Câu văn chỉnh hơn là “Trung Quốc: Phim không tốn kém nhưng thành công bất ngờ”. Xin tác giả nhớ cho “giá rẻ” và “ít tốn kém” ý nghĩa khác nhau. Nếu không rõ nghĩa thì nhớ tra từ điển.
 13) BBC tiếng Việt ngày 18/2/2013: “Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm”. Câu văn này bị lỗi về văn phạm. Phải phải thêm chữ “bị” nữa thì câu văn mới hoàn chỉnh. Câu văn chỉnh phải viết “ Phóng viên BBC đình công vì bị cắt giảm việc làm” hoặc “Phóng viên BBC đình công vì việc làm bị cắt giảm”. 14) BBC tiếng Việt ngày 7/12/2012: “Cấm quan chức Nga 'vi phạm nhân quyền’ “. Câu văn này gây hiểu lầm là Nga ngăn cấm các viên chức của mình không được phép vi phạm nhân quyền. Nhưng thực ra đây là biện pháp Hoa Kỳ trừng phạt các giới chức Nga đã vi phạm nhân quyền. Do đó câu văn chỉnh phải là, “Trừng phạt các quan chức Nga vi phạm nhân quyền”.
 15) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: Tàu không gian này sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1. Môdun= Module= Bộ phận rời, bộ phận phụ. Ngoài ra đoạn văn “ sẽ kết nối với một môđun không gian thử nghiệm gọi là Thiên Cung 1” rất tối nghĩa, phải dịch là, “ sẽ ráp nối với một bộ phận thí nghiệm ngoài không gian gọi là Thiên Cung 1” 16) VOA tiếng Việt ngày 28/2/2013: “Công dân cao niên Mỹ quan ngại về việc cắt giảm ngân sáchTác giả tiêu đề này dùng chữ khó và cầu kỳ quá. Tại sao không viết một câu văn đơn giản hơn? “Người già ở Mỹ lo sợ việc cắt giảm ngân sách”. Đây chỉ là một tin tức bình thường của đời sống mà tác giả lại dùng lối văn “đao to búa lớn” thuộc lãnh vực chính trị của thế giới chẳng hạn như “Thế giới quan ngại về việc gia tăng ngân sách quốc phòng bất thường của Trung Quốc.” Điều đó chứng tỏ tác giả bài viết kém hiểu biết về ngôn ngữ. 17) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: “Nhật Bản sẽ giúp phát hiện ra bất kỳ cú phóng tên lửa nào từ Bắc Hàn.” Lời văn đang chững chạc, bỗng dưng tác giả “phang” câu cú phóng rất “bình dân” giống như  của mấy chú bé cửi trần đánh đinh đánh đáo nói chuyện với nhau ở vỉa hè. Ngoài ra người ta chỉ nói “cú đấm”, “cú đá chứ chẳng ai nói “cú phóng tên lửa” cả!
18) VOA tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Tội danh giết người có khung hình phạt từ 12 năm đến 20 năm tù giam, tù chung thân hoặc tử hình.” Không ai nói “khung hình phạt” cả, mà là “mức hình phạt từ”. hoặc “hình phạt quy định từ 12 năm tới 20 năm.” Người viết bản tin này không có kiến thức về luật pháp. 19) BBC tiếng Việt ngày 18/3/2013: Mỹ và Nga vẫn nắm giữ hai vị trí đầu tiên trong danh sách (xuất cảng vũ khí)này.. Tác giả không phân biệt được thế nào là “đầu tiên” và thế nào là “hàng đầu”. Đầu tiên là trước tiên, nói về thời gian trước sau. Còn hàng đầu/đứng đầu nói về vị trí cao thấp. Câu văn chỉnh phải là “Mỹ và Nga vẫn nắm giữ vị trí hàng đầutrong danh sách xuất cảng vũ khí.” 20) BBC tiếng Việt ngày 19/3/2013: “Ông (Tony Blair) còn được tin là đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.” Đây là bản dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt nhưng lại không phải là tiếng Việt! Nếu đúng là tiếng Việt thì phải dịch như sau, “Còn có tin Ô. Tony Blair đã cố vấn cho một số tập đoàn tài chính như JP Morgan và Zurich International.”
            Tôi sẽ còn tiếp tục theo dõi các trang BBC và VOA tiếng Việt để quý vị biết thêm về trình độ Việt Ngữ của các đài này. Dĩ nhiên họ đều là người Việt Nam và được đài tuyển chọn, nhưng không hiểu sao họ lại có một thứ Việt ngữ kém cỏi và lạ lùng đến như vậy? Nếu ngày xưa chúng tôi ở Lớp Nhất (Lớp 5 bây giờ) mà viết những đoạn văn què và tối nghĩa như thế, chắc chắn thầy/cô sẽ sổ toẹt (gạch chéo) từ trên xuống dưới và đề nghị hiệu trưởng cho xuống Lớp Nhì (Lớp 4 bây giờ) để học thêm Việt văn. Nhưng nói thế thì cũng tội nghiệp cho những học sinh Lớp Nhì thuở xưa. Ở trình độ Lớp Nhì, Lớp Nhất ngày xưa ở Hải Phòng, chúng tôi đã thuộc lòng như “cháo chảy” Quốc Văn Giáo Khoa Thư, rồi đọc các tiểu thuyết trinh thám của Phạm Cao Củng, dã sử như Tiêu Sơn Tráng Sĩ, các đoạn văn của Thanh Tịnh, các tiểu thuyết ủy mị như Đồi Thông Hai Mộ, Hồng và Cúc, Phạm Công Cúc Hoa, các truyện Tàu như  Tây Du Ký, Hán Sở Tranh Hùng và đủ loại kiếm hiệp nhảm nhí như Kim Hồ Điệp, Long Hình Quái Khách v.v… Rồi khi lên Trung Học Đệ Nhất Cấp là cuốn Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển dày cộm của Dương Quảng Hàm ..xương sống của nền văn chương Việt Nam. Rồi khi lên lớp Đệ Nhị (Lớp 11) thì học Tiểu Thuyết Luận Đề của các tác giả thuộc Tự Lực Văn Đoàn. Còn khi lên Lớp Đệ Nhất (Lớp 12) thì phải “nhá” cuốn Luận Lý Học của Trần Văn Hiến Minh…nhức cả đầu. Riêng bản thân tôi tiếp tục với 4 năm ở Đại Học Luật Khoa Sài Gòn, hai năm ở Ban Cao Học thuộc Học Viện Quốc Gia Hành Chánh - cộng với hơn 20 năm viết văn ở hải ngoại…mà mỗi khi đặt bút viết cũng phải hết sức đắn đo suy nghĩ xem mình dùng chữ có đúng không, văn có chỉnh, gẫy gọn không, có lai căng và dễ hiểu không? Tôi còn nhớ văn hào Victor Hugo của  Pháp mỗi khi viết xong một đoạn văn ông đều đọc cho chị quét dọn trong nhà nghe xem có hiểu không. Khi mình viết một đoạn văn mà người đọc lúng túng, ngỡ ngàng tức mình đã viết một câu văn tối nghĩa.  Khi người đọc nhăn mặt tức mình viết một câu văn sai hoàn toàn- người xưa gọi là “văn bất thành cú”.       Là  người cầm bút ai cũng phải thận trọng với văn chương và ngôn ngữ vì nó là bộ phận văn hóa tiêu biểu của dân tộc. Do đó tôi mong mỏi các bạn đang phụ trách các trang Việt Ngữ của Đài VOA và BBC nếu có đọc bài này nên coi lại vốn liếng Việt Ngữ của mình. Nếu thấy còn thiếu sót nên học thêm các lớp văn chương Việt Nam, đọc thêm các sách về chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế, tôn giáo, triết học, quân sự, ngoại giao… để cống hiến cho độc giả những bản tin, những bản dịch có trình độ trí thức và là khuôn mẫu cho các thế hệ mai sau, nhất là cho ngành báo chí. Ngoài ra cũng nên nhớ cho “Ngoài trời còn có trời” tức là còn rất nhiều người giỏi hơn mình. Do đó mình cần tiếp nhận những lời phê bình để thành công và tiến xa hơn. Mong lắm thay./.
 Đào Văn Bình
 
(California ngày 20/3/2013)

 (*) Mot à mot là lối dịch theo dòng, từng chữ một mà không tìm hiểu ý của cả đoạn văn.  Dịch theo kiểu “mot à mot” thì văn ngây ngô giống như ông Tây hay ông Mỹ nói tiếng Việt không rành.

Sunday 27 April 2014

Thế nào là định nghĩa lòng vòng?



Văn Tân (1994:826)  định nghĩa trung đoànđơn vị quân đội trên tiểu đoàn, dưới sư đoàn.
Muốn biết tiểu đoàn là gì, ta phải đi tìm tiếp ở Văn Tân (1994:787): đơn vị quân đội trên đại đội, dưới trung đoàn.
Định nghĩa của sư đoàn cũng vòng trở lại với trung đoàn: tổ chức quân đội Việt Nam gồm có từ ba trung đoàn trở lên (Văn Tân, 1994:705).

Saturday 26 April 2014

Đọc bản nhận xét phản biện LV Nhã Thuyên của PGS Phan Trọng Thưởng (Vũ Thị Phương Anh - Nghiên Cứu Giáo Dục Việt Nam)


Friday, April 25, 2014

Đọc bản nhận xét phản biện LV Nhã Thuyên của PGS Phan Trọng Thưởng

Bài "phản biện bản phản biện" LV Nhã Thuyên của PGS Phan Trọng Thưởng đã được tôi viết và đăng trên facebook cá nhân của tôi thành 5 kỳ trong mấy ngày qua, và cũng đã dược Văn Việt đăng lên ngay sau khi hoàn tất. Do vụ NT đối với tôi có ý nghĩa khá quan trọng vì nó liên quan đến cách hành xử của giới giáo dục và khoa học, nên tôi thấy cần phổ biến nó rộng rãi hơn để nhận được những tranh luận và trao đổi của mọi người có quan tâm. Vì vậy, tôi đã biên tập lại đôi chút, chủ yếu là bỏ đi những câu chữ trùng lặp hoặc sai sót do viết vội, và đăng lên đây để lưu cho tôi và chia sẻ với mọi người. Xin mời các bạn đọc và trao đổi.
-------------- 
Phần 1
Sau một thời gian dài im lặng, "đùng một cái" Hội nhà văn VN đã cho công bố toàn văn bản nhận xét phản biện đối với LV của Nhã Thuyên của một trong những người tham gia hội đồng chấm lại luận văn - bản phản biện của PGS PTT. Là một người quan tâm đến vụ NT từ năm ngoái nên tôi đã bỏ thời gian đọc đi đọc lại bản nhận xét này, đồng thời cũng đọc lại LV của NT để xác định xem những nhận xét của ông PTT có khách quan và chính xác không.

Với tất cả sự kính trọng đối với một người có tên tuổi như ông PTT, và sự khiêm tốn của một người biết rõ rằng mình không có nghề vì không phải là dân nghiên cứu văn học, tôi xin được trao đổi lại với ông PTT một số điểm trong bản nhận xét của ông mà tôi thấy chưa hợp lý nếu không muốn nói là đầy những quy chụp ác ý. Vì bài viết của ông khá dài, nên xin được viết thành nhiều phần, bám sát theo cấu trúc bài phản biện của ông.

1. Về lý do chọn đề tài

Trong mục này, tôi nhận thấy hình như ông PTT đọc LV NT với những định kiến có sẵn, nên không hiểu đúng ý tác giả. Trong luận văn của mình, NT đã viết rất rõ rằng MM là một hiện tượng văn học khá ầm ỹ và được quan tâm nhiều ở trong và ngoài nước, nhưng chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng – có lẽ là do tâm lý e ngại vì việc phổ biến thơ MM đã và đang gặp những ngăn trở của an ninh văn hóa.Trong khi đó, theo tác giả LV thì đây là một hiện tượng đáng quan tâm vì nó khá phổ biến trên thế giới, và có hẳn một lý thuyết để giải thích hiện tượng này, đó là lý thuyết về trung tâm và ngoại vi (hay là tâm và biên). Như vậy, theo tôi lý do chọn đề tài của NT là hoàn toàn hợp lý và khoa học, thậm chí là một lý do rất tốt để thực hiện nghiên cứu.

Nhưng ông PTT lkhông hiểu như thế. Bằng thủ pháp trích dẫn tùy tiện chỉ những câu chữ nào phục vụ cho những kết luận có sẵn, ông PTT dường như muốn nói rằng NT chọn MM chỉ vì muốn ủng hộ sự nổi loạn, ủng hộ 'cách mạng', nói vắn tắt là vì NT ... phản động (từ này do ông PTT sử dụng).

Có thể thấy rõ ông PTT đã hiểu sai, nếu không phải là cố tình bóp méo, ý tưởng của tác giả LV qua đoạn trích dẫn sau đây:

Tác giả cũng tự nhận thấy “cơ quan an ninh văn hóa Việt Nam vẫn tìm cách kiểm soát và ngăn chặn sự phát triển” của nhóm này. Và vì vậy khi nghiên cứu hiện tượng này, tác giả luận văn cũng “không được tự do”, “tính khách quan trong nghiên cứu không được đề cao”, và vì thế tác giả  “cũng là một kẻ ngoài lề khi trực tiếp hay gián tiếp lựa chọn đứng về phía những cái bên lề”.

Trích dẫn như trên, ông PTT dường như muốn nói NT có ý chống lại cơ quan an ninh văn hóa; than phiền mình "không được tự do", và bị biến thành "một kẻ ngoài lề khi ... chọn đứng về phía những kẻ bên lề". Cần chú ý là đoạn trích dẫn và diễn giải nói trên được đặt trước đoạn kết luận của mục 1, trong đó ông PTT quy kết rằng NT chọn đề tài về nhóm MM chỉ vì cô ủng hộ một dòng văn chương mang tính nổi loạn, và vì thế không thuần túy là văn chương mà là thực ra là vấn đề chính trị, phản kháng và phản động. Việc kết nối chi tiết về an ninh văn hóa (vốn nằm ở một đoạn khác trong cuốn LV để khẳng định rằng MM chưa/không được dòng văn học chính thống chấp nhận) vào trích dẫn này cũng cho thấy ý đồ quy chụp của ông PTT đối với tác giả, một sự xuyên tạc ác ý.

Do có nhiều người chưa/ không có thời gian đọc bài của ông PTT nên tôi chép lại đoạn kết luận phần 1 của ông PTT vào dưới đây cho tiện (phần in đậm). Mọi người sẽ thấy đây là một kết luận đầy ác ý:

Với quan điểm lựa chọn như trên, có thế nói luận văn đã tập trung nghiên cứu một hiện tượng nổi loạn, không chính thống, một hiện tượng bên lề, một dòng ngầmkhông chỉ mang ý nghĩa văn chương đơn thuần mà còn mang ý nghĩa chính trị phản kháng, phản động.

Còn đây là phần trích nguyên văn từ LV (phần in nghiêng; tôi đã ngắt đoạn ra theo từng ý để dễ đọc):

------
Sức hấp dẫn của Mở Miệng như đối tượng trung tâm của nghiên cứu này không đem lại sự tự do cho người nghiên cứu vì nhiều lẽ.

Thứ nhất, người viết không có sự tự do của việc khai phá một xác chết hay phân tích một hóa thạch, trong khi không muốn làm bác sĩ thực tập mổ xẻ một cơ thể sống và „đánh giá‟, „phê bình‟ những gì vẫn đang trong xu hướng phát triển.

Thứ hai, tính chất khách quan của nghiên cứu không được đề cao, bởi tôi sẽ tự thấy mình không có tâm thế để nói/viết về hiện tƣợng này, nếu như tôi không can dự phần nào vào đời sống thơ đương đại, như một kẻ „ở giữa‟, cũng là một kẻ „ngoài lề‟ khi trực tiếp hay gián tiếp lựa chọn đứng về phía những cái bên lề.

Tuy nhiên, tính chất không hoàn toàn khách quan và sự trải nghiệm này có thể góp thêm vào những diễn giải về một hiện tượng chưa hoàn tất, nói riêng Mở Miệng và nói chung về dòng văn học ngầm ở Việt Nam.

Nỗ lực của tôi là nỗ lực của kẻ quan sát và tái hiện, dưới góc nhìn cá nhân đối với một hiện tượng đáng kể về văn học và văn hóa nói chung trong nhiều năm qua ở Việt Nam.
------
Một người có trình độ đọc hiểu và hiểu biết về các phương pháp nghiên cứu ở mức trung bình như tôi cũng có thể thấy đoạn văn này nhằm xác lập cách tiếp cận nghiên cứu của tác giả, ở đây là cách tiếp cận "nghiên cứu tham dự" (participatory research). Theo lời của NT, cách tiếp cận này là bắt buộc vì đối tượng nghiên cứu mà cô đã chọn không đem lại sự tự do cho người nghiên cứu - hoặc nói một cách đơn giản hơn, đối tượng NC này không cho phép tác giả có lựa chọn nào khác, vì các lý do đã được tác giả LV nêu rõ trong phần giải thích (các đoạn bắt đầu bằng cụm từ "thứ nhất" và "thứ hai" trong đoạn trích ở trên).

Mặt khác, NT cũng đang thừa nhận những hạn chế của cách tiếp cận mà cô đã chọn, vì một khi đã là "nghiên cứu tham dự" thì ắt hẳn nó không thể hoàn toàn khách quan (theo lời của NT, tính chất khách quan của nghiên cứu không được đề cao). Tuy nhiên, mặc dù có những hạn chế, thì chính sự chủ quan (= nhìn bằng đôi mắt của người trong cuộc) này cũng sẽ có thể giúp ta hiểu thêm về một hiện tượng mới mẻ và vẫn đang tiếp tục diễn ra như hiện tượng về nhóm MM.

Cách tiếp cận đã chọn hoàn toàn phù hợp với mục đích của tác giả là "quan sát và tái hiện dưới góc nhìn cá nhân đối với một hiện tượng đáng kể về văn học và văn hóa" (chỗ in nghiêng là lời của NT). Nói ngắn gọn, theo tôi thì lý do chọn đề tài của cuốn LV đã được viết rất tốt, nêu rõ tại sao tác giả lại chọn đề tài này (một vấn đề chưa được nghiên cứu đầy đủ), cách tiếp cận của tác giả (nghiên cứu tham dự) và mục đích của nghiên cứu (quan sát và tái hiện một hiện tượng chưa được hiểu rõ). Nếu LV có điểm gì đó "phản động" (!?) thì điều đó không hề bộc lộ trong phần 1 của cuốn LV này.

Ngoài việc ông PTT đã quy chụp cho NT những gì cô ấy không viết, qua những gì ông PTT đã viết ở trên tôi còn ngờ rằng  ông không hiểu nhiều về các cách tiếp cận nghiên cứu đối với các ngành nhân văn (như văn hóa, văn học). Nếu ông chưa bao giờ nghe về "nghiên cứu tham dự", xin ông vui lòng google với cụm từ "participatory research", chắc chắn sẽ có rất nhiều bài viết dễ hiểu để ông có thể đọc.

Ông PTT nói sao về những gì tôi vừa viết ở trên?

Phần 2
Trong mục 1 của bài phản biện, ông PTT đã xem xét lý do chọn đề tài của NT rồi kết luận một cách quy chụp ác ý, dựa trên những trích dẫn được cắt ghép tùy tiện (như tôi đã phân tích trong Phần 1) rằng NT chọn MM chỉ vì muốn ủng hộ sự nổi loạn, hay nói ngắn gọn là vì NT "phản động" (từ của ông PTT). Trong hai phần tiếp theo, ông PTT tiếp tục trích dẫn một số câu, đoạn trong LV của NT, để từ đó đưa ra kết luận gọn lỏn rằng "Như vậy có thể thấy đối tượng, tài liệu nghiên cứu đều không mang tính chính thống, thiếu độ tin cậy." Kết luận này của ông PTT có thuyết phục không? Chúng ta hãy thử xem xét lập luận của ông PTT và so sánh nó với những gì NT trong LV của cô.

2. Về lịch sử vấn đề

Không giống với phong cách đã sử dụng ở mục 1 (trích dẫn --> bình luận --> kết luận), ở phần này ông PTT chủ yếu nêu lại những gì NT đã viết, nhưng với hàm ý rất rõ ràng rằng cách làm của NT là sai vì sử dụng tài liệu phi chính thống (bài viết công bố trên mạng Internet, blog cá nhân, hải ngoại ...). Ngoài ra, tác giả vẫn tiếp tục lối trích dẫn cắt xén tùy tiện, xoáy vào những câu từ dễ gây nghi ngại và được hiểu là mang hàm ý phản động, lật đổ (chính quyền?) như "khả năng gây hấn", "cùng hội cùng thuyền", vv. Hàm ý này lộ rõ trong đoạn thứ hai của mục 2 (trích dẫn dưới đây, phần in đậm); những đoạn còn lại trong bài chỉ đơn thuần lập lại ý của tác giả LV.

Trích:
Đáng lẽ, lịch sử vấn đề ở đây phải là lịch sử nghiên cứu có liên quan đến đề tài nhưng do Mở miệng là một hiện tượng mới, lại là hiện tượng bên lề, hiện tượng thuộc về Dòng ngầm theo nhãn quan của tác giả nên phần Lịch sử vấn đề, ngoài hai tài liệu (luận văn, luận án) được thực hiện ở Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội trong năm 2009 có liên quan ít nhiều đến đề tài, thì phần lớn các tài liệu được viện dẫn đều là những bài báo, bài giới thiệu công bố trên mạng Internet, trên các Blog cá nhân. Theo tác giả “cho đến thời điểm này (cuối 2010) các báo chí trong nước vẫn từ chối các bài viết về, hay thậm chí việc điểm danh đến Mở miệng cũng không được chấp nhận”. Các chỉ dẫn về tài liệu cho thấy phần lớn là các bài báo in ở Hải ngoại, của những người mà tác giả cho là “cùng hội cùng thuyền”, cùng vị tríbên lề so với vị trí quyền lực chính thống ở Việt Nam. Nhưng “dù mang tính chất tán tụng hay chính trị, hay nghiên cứu cũng đều cho thấy sự hiện diện và khả năng gây hấn mạnh mẽ của họ”.

Vậy NT đã viết gì, và nhằm mục đích gì? Khi đọc vào LV, một lần nữa tôi thấy sự cặn kẽ và nghiêm túc của NT. Trong gần 12 trang giấy trên tổng số hơn 100 trang, tức hơn 1/10 chiều dài của LV, tác giả đã không chỉ xem xét báo mạng hoặc những bài viết ở hải ngoại, mà đi dọc suốt thời gian từ sự ra đời của MM đến những phản ứng đầu tiên trên báo mạng ở hải ngoại, đến những phản ứng của báo chí chính thống và các tác giả trong nước, rồi đến các luận văn trong nước có đề cập đến MM gần đây. Sau khi điểm qua các bài viết phê bình liên quan đến MM, tác giả NT đã tách riêng ra thảo luận một số bài viết mà theo cô là quan trọng vì nó thể hiện quan điểm khách quan  độc lập (những từ in nghiêng là của NT). Và cuối cùng, cô chỉ ra những khoảng trống mà theo cô cần phải được lấp đầy, và cũng là điều mà tác giả mong muốn thực hiện trong LV này, đó là: (1) mô tả trung thực về thực tiễn văn học sử, từ đó, dựa trên sự thẩm thấu các lý thuyết mới để nhìn lại các vấn đề của Việt Nam; (2) dùng nghiên cứu và phê bình để tạo sự tương tác với không gian ngoại biên để làm đối trọng và gây chuyển động đối với các hiện tượng bên lề như MM;  (3) cố gắng giải mã đúng lúc, thừa nhận và thấu hiểu các thân phận ngoại biên, những tiếng nói ngầm, hòng tránh được tình trạng những tiếng nói tiên phong lại có thể biến thái thành sự thủ dâm tinh thần còn những cái già cỗi thì cố thủ thành trì ù lì và chật chội của nó (một lần nữa, những từ in nghiêng là của NT, ở trang 15-16; đôi khi câu chữ có được sắp xếp lại đôi chút cho hợp với cấu trúc ngữ pháp trong câu viết của tôi).

Xin chú ý đến phần tôi nhấn mạnh (in nghiêng đậm, mục đánh số 2 ở trên): một trong những mục đích của NT là dùng nghiên cứu và phê bình để "tạo sự tương tác với không gian ngoại biên làm đối trọng và gây chuyển động“[đối với các hiện tượng bên lề như MM]. Theo tôi, đây là một quan điểm tích cực và cần thiết, thể hiện đúng vai trò tiên phong và hướng dẫn dư luận của một trường sư phạm, tất nhiên đó là một sự hướng dẫn của những người trí thức dựa trên sự hiểu biết cặn kẽ những quy luật phát triển và sự bao dung đối với những hiện tượng mới, chứ không phải hướng dẫn theo cách áp đặt chủ quan, thành kiến và giáo điều như quan điểm mà ông PTT là người đại diện.

Nếu ông PTT quả đã đọc LV NT một cách nghiêm chỉnh thì tôi tin rằng ông chắc chắn cũng sẽ nhận ra những điều mà tôi đã nêu. Chính vì vậy, sự quy chụp trong bài viết của ông khiến tôi chỉ có 2 cách hiểu: một là ông không hề thực sự đọc mà chỉ lướt qua để nhặt ra những câu chữ có vẻ "phản động" nhằm minh họa cho cái kết luận mà ông (hoặc ai đó) đã có sẵn trong đầu - nói cách khác, là đọc với một thành kiến nặng nề nên không thể hiểu, như tôi đã cảm nhận sau khi đọc phần 1 của bài phản biện của ông; còn nếu không thì chỉ có thể là ông đã đọc, đã hiểu nhưng vì tư thù, muốn hại NT hoặc người hướng dẫn hoặc hội đồng chấm LV lần 1, nên cứ cố tình quy chụp để làm hại tác giả NT và những người liên quan.

Ông PTT nói sao về những điều tôi vừa viết ở trên?

Phần 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục 3 trong bài phản biện của ông PTT( về đối tượng và phạm vi nghiên cứu) theo tôi là một mục viết không đạt, kể cả khi xét theo chính tiêu chuẩn của ông PTT như đã được xác lập qua mục 1 và mục 2. Có thể nói, khả năng phản biện/thuyết phục người đọc của ông PTT từ mục 1 đến mục 3 thể hiện một sự giảm sút đáng kể.

Ở mục 1, ông PTT trích dẫn NT, nêu những bình luận và diễn giải của ông, rồi đưa ra kết luận (dù không mấy thuyết phục vì đầy quy chụp ác ý). Ở mục 2, ông trích dẫn rất nhiều mặc dù bình luận diễn giải hoặc kết luận gì cả, nhưng câu chữ của ông toát ra một hàm ý kết án nặng nề. Cả 2 mục trên đều có độ dài khoảng trên 20 dòng, bao gồm 3, 4 đoạn, đa số là trích dẫn.

Riêng mục 3 thì rất ngắn, chưa đến 10 dòng, gồm 2 đoạn trích dẫn và một câu kết luận như một lời phán từ trời cao vọng xuống. Xin trích nguyên văn:

“Đối tượng của luận văn là thực hành thơ của nhóm Mở miệng với vị trí bên lề và những cách tân, cách mạng trong tư tưởng nghệ thuật của họ. Mở miệng cùng với các hiện tượng khác tạo thành Dòng ngầm, thành một quá trình ngoại vi hóa đang diễn ra như một hiện tượng có tính chất quốc tế”.

“Các tác phẩm được khảo sát là những tập thơ của thành viên nhóm Mở miệng và những người cùng chí hướng. Ngoài một số bản đã bị công an văn hóa tịch thu, thiêu hủy, tư liệu nghiên cứu hầu hết là những tác phẩm thơ của Mở miệng mà Giấy vụn xuất bản được lưu giữ bằng File hoặc chuyển qua Email”.

Như vậy có thể thấy đối tượng, tài liệu nghiên cứu đều không mang tính chính thống, thiếu độ tin cậy.

Tôi rất ngỡ ngàng khi đọc lời kết luận của mục 3 - mà thực ra đã gồm cả hàm ý của mục 2 khi ông PTT nhấn mạnh - một cách thiếu chính xác - rằng NT chỉ sử dụng tài liệu phi chính thống (xin xem lại phần 2). Theo ông, vì tài liệu (đã nêu ở mục 2) và đối tượng nghiên cứu là "không mang tính chính thống" nên (?) "thiếu độ tin cậy". Nhưng tại sao lại như thế?

Với kinh nghiệm và hiểu biết ít ỏi của mình, tôi không thấy có lý do gì để phải chọn một đối tượng nghiên cứu "chính thống" (mà đối tượng nghiên cứu nào được xem là chính thống nhỉ?) thì mới có thể "tin cậy" cả. Ngược lại, tôi chỉ biết rằng những người nghiên cứu có bản lãnh thì thường không thích chọn những vấn đề/đối tượng truyền thống vốn đã được quá nhiều người đi trước tìm hiểu, vì nó sẽ không còn nhiều điều mới mẻ để khám phá. Trừ phi, tất nhiên, nhà nghiên cứu áp dụng  những lý thuyết mới vào việc nghiên cứu những đối tượng truyền thống (không phải chính thống) để từ đó đưa ra những phát hiện mới mà những người nghiên cứu trước đó không nhìn ra được.

Tôi cũng không thấy tại sao việc sử dụng những tài liệu "không mang tính chính thống" (tức tài liệu công bố trên Internet, qua email, báo chí hải ngoại vv) lại làm cho nó "thiếu độ tin cậy". Trước hết, cần phải khẳng định rằng đã từ lâu (ít ra là từ đầu thiên niên kỷ mới) các tài liệu đăng trên mạng đã được xem là "chính thống" chứ chẳng còn là phi chính thống nữa. Các quy định về hình thức trình bày các tài liệu tham khảo của MLA (Modern Language Association, định dạng được sử dụng phổ biến cho khối ngành nhân văn) đều có mục dành riêng cho các tài liệu điện tử (gồm các trang web, cơ sở dữ liệu điện tử, và cả email ...), cho thấy đây là một nguồn tài liệu được sử dụng thường xuyên và phổ biến. (Xem ở đây: https://owl.english.purdue.edu/owl/resource/747/08/).

Việc NT sử dụng nhiều tư liệu điện tử khi nghiên cứu về MM chỉ đơn giản là vì các tài liệu về MM có nhiều hơn ở dạng điện tử, chứ không phải vì cô ấy cố tình bỏ qua những tài liệu ở dạng giấy mặc dù chúng có tồn tại. Lý do thì NT đã phân tích rõ từ Lý do chọn đề tài rồi: Cho đến nay MM vẫn bị xem là cấm kỵ nên không có nhiều nghiên cứu bàn luận về nó trên các diễn đàn chính thống ở VN. Chẳng lẽ ông PTT lại không hiểu điều này, hay ông có hiểu nhưng vẫn cố tình bỏ qua để có thể kết luận là tác giả đã sai khi dùng tài liệu "phi chính thống"?

Mà giả sử cứ cho rằng tài liệu điện tử quả thật bị coi là "phi chính thống" ở VN, thì điều ấy cũng không đương nhiên làm ảnh hưởng đến "độ tin cậy" của LV. Tôi không rõ ông PTT đang sử dụng từ "độ tin cậy" với nghĩa gì, vì từ này có thể dịch ra khá nhiều từ khác nhau trong tiếng Anh. Nếu là một nghiên cứu theo phương pháp định lượng (không phải là phương pháp mà NT đã chọn) thì độ tin cậy được hiểu là tương đương với reliability (=có khả năng lặp lại), hoặc tùy trường hợp cụ thể, có thể là internal validity (= sự nhất quán nội tại). Tuy nhiên, vì LVNT là một nghiên cứu định tính, nên "độ tin cậy" phải hiểu tương đương với dependability (= phù hợp với bối cảnh cụ thể) hoặc credibility (= phản ánh đúng nhãn quan của khách thể nghiên cứu). (Xem định nghĩa ở đây: http://www.socialresearchmethods.net/kb/qualval.php)

Nếu xét theo những định nghĩa vừa nêu thì NT đã làm hoàn toàn đúng: cô đã xem xét MM trong bối cảnh xã hội của nó, với tư thế “nhập cuộc” như một người bên trong để có thể hiểu đúng ý nghĩa những gì mà nhóm MM đã làm khi họ "thực hành thơ" theo một kiểu quái gở, nổi loạn, tục tĩu vv như vậy.

Chốt lại, tôi thấy rằng ở mục 2 và mục 3 của bài phản biện, ông PTT thêm một lần bộc lộ rằng mình đã hiểu sai tác giả (vô tình hoặc cố ý), đồng thời cũng lộ rõ ý đồ quy chụp bằng mọi giá bằng cách trích dẫn có dụng ý, cắt ghép tùy tiện, hoặc/và đưa ra những lời kết luận thiếu căn cứ và thiếu logic. Không những thế, có thể vì viết quá ngắn gọn (chủ yếu trích dẫn tác giả LV, sau đó phán ra những kết luận quy chụp) nên tôi không hiểu ông PTT có thực sự có những hiểu biết về các phương pháp và mô hình nghiên cứu, cũng như các thuật ngữ thường dùng để bàn về các phương pháp nghiên cứu hay không. Tất nhiên đó chỉ là những nghi ngờ và thắc mắc dựa trên một bài phản biện ngắn, và không đủ cho phép tôi kết luận về người viết phản biện. 

Tôi mong chờ được nghe lời hồi đáp của ông PTT về những gì tôi đã viết ở trên.

Phần 4
Mục 4, cũng là mục cuối cùng và quan trọng nhất trong bài phản biện của PTT, được viết rất dài vì nó liên quan đến phần chính của LV. Như tôi đã phân tích, các mục 1, 2, 3 trong bài phản biện của ông PTT chưa hoàn toàn thuyết phục, nhưng người đọc vẫn mong đợi ông PTT sẽ đưa ra những lập luận vững chắc và thuyết phục để làm căn cứ cho quyết định tước bằng của NT trong phần chính (rất dài) này.

Nhưng, thật thất vọng, phần cuối cùng của bài phản biện vẫn được viết theo cùng một cách đã thấy trong 3 mục trước, trích dẫn rất nhiều nhưng không đầu không đuôi, không có bất kỳ nhận định nào về sự phù hợp của hệ thống lý luận, tính logic của các lập luận và diễn giải, sự đầy đủ và thuyết phục của các chứng cứ của tác giả LV, mà chỉ chú trọng những đoạn có câu chữ "nhạy cảm" để từ đó suy đoán về thái độ "phản động" của tác giả, rồi sau đó đưa ra những lời phán mang tính quy chụp mà nhiều khi chẳng ăn nhập gì đến những phần đã trích dẫn. Không những thế, bài phản biện của ông PTT còn cho thấy hình như ông không thực sự đọc cuốn LV, hoặc khả năng đọc hiểu của ông có vấn đề nghiêm trọng, vì những phần tóm tắt hoặc mô tả luận văn (rất ít ỏi) của ông đều có sai sót không nhỏ.

Xin phân tích những điểm sai lầm trong bài viết của ông PTT dưới đây. Những phần in đậm là phần được trích từ trong bài viết của ông PTT, còn những phần in nghiêng là phần được trích từ LV của NT:

1. Trích:
Chương I: Ngoại vi hóa như một chiến lược tồn tại của cái khác

Có thể xem đây là chương tác giả luận văn viết về hoàn cảnh của sự ra đời nhóm Mở miệng.

Bình luận: Thực ra, chương I của LV không chỉ viết về hoàn cảnh ra đời của MM, mà quan trọng hơn là tập trung giải thích khái niệm "lề", là khái niệm căn bản cho các lập luận và diễn giải của tác giả đối với các hiện tượng bên lề trong đó có thơ MM. Có thể nói đây là phần cung cấp cơ sở lý luận cho toàn bộ luận văn. Không hiểu ông PTT đọc thế nào mà lại phán rằng đây là chương viết về hoàn cảnh ra đời của nhóm MM? Chỉ có thể nói: Hẳn là ông PTT giả định như vậy, vì đó là cấu trúc truyền thống của nhiều LV mà ông đã đọc, đã hướng dẫn, đã phản biện vv - một cấu trúc "chính thống", nói theo ngôn ngữ của ông?

Tiếc thay, NT lại đã chọn một cách làm mới mẻ, "phi chính thống" (!), và đó rất có thể là lý do khiến nhiều người đọc (như ông PTT) mà không hiểu ý của cô. Và vì vậy, họ chỉ có thể xoáy vào những câu từ mà họ nghĩ là "phản động" - vì quả thật NT dùng nhiều từ liên quan đến "chính trị", "nổi loạn", "lật đổ", "cách mạng" mà thôi - nhưng xin thưa, đó lại chính là diễn ngôn quen thuộc của cái lý thuyết mà NT đang vận dụng trong luận văn. 

2. Trích: 
Từ cơ sở lý thuyết và sự tri nhận lý thuyết của tác giả, văn học Việt Nam đương đại được nhìn nhận như sau: “Dòng ngầm văn chương và nghệ thuật trong bối cảnh Việt Nam đương đại đã hiển hiện như một xu thế mạnh mẽ, đặc biệt từ điểm khởi đầu thiên niên kỷ mới. Sự xuất hiện của những cặp khái niệm ngoại vi-trung tâm; chính thống-phi chính thống; phụ lưu-chính lưu… cho thấy nỗ lực mô hình hóa những không gian văn chương xung đột (thấy được và ngầm ẩn) và phân chia quyền lực; những cuộc tấn công và chống giữ, những tranh đấu khó hòa giải… khi tính thống nhất của ý thức hệ bị phá hủy”.

Đó là những luận điểm sai trái mang tính kích động chính trị rõ rệt.

Bình luận: Đoạn trích nêu trên nằm ở trang 26, tức là ở cuối phần 1 của chương 1. Trong phần này, tác giả LV tập trung nêu tổng thuật lý luận của tác giả nước ngoài về khái niệm ngoại vi-trung tâm, để rồi sau đó đưa ra nhận định của cô về thực trạng văn học VN vào đầu thế kỷ 21 theo đúng lý thuyết mà cô đã chọn (và sử dụng đúng diễn ngôn của lý thuyết ấy - xin xem lại nhận định ở đoạn trên).

Khi phán rằng đây là một "luận điểm sai trái", phải chăng ông PTT muốn nói là lý thuyết về "ngoại vi-trung tâm" là sai trái, nhưng tại sao? Phải chăng ông đang muốn nói rằng ở VN, không một ai, kể cả các nhà khoa học, có quyền tự đọc các lý thuyết mới và áp dụng nó để lý giải các hiện tượng mới mẻ đang diễn ra trong xã hội, như NT đang muốn làm trong LV của cô, mà phải chờ sự phê duyệt của ai đó ở cao hơn?

Nếu thế, tôi e rằng chúng ta không còn trong địa hạt khoa học nữa, và ông PTT đang (vô tình) khẳng định điều người ta nghi ngờ lâu nay rằng NT bị tước bằng thực ra là vì lý do chính trị (do ông và những người giống như ông không thích cái lý thuyết mà NT đang vận dụng). Còn nếu muốn tranh luận khoa học, ông cần phải chỉ ra rằng tại sao theo ông thì lý thuyết mà NT đã chọn không phù hợp để giải thích những gì đang diễn ra tại VN, cụ thể là sự xuất hiện của nhóm MM và các hiện tượng tương tự. Ông có thể giúp mọi người xóa tan nghi ngờ này chăng?

3. Trích:
Sau những phân tích, phê phán thái độ phản kháng nửa vời của nhóm Nhân văn giai phẩm, tác giả luận văn CỔ SÚY cho những động cơ cách tân và cách mạng của nhóm Mở miệng như sau:

“Nhu cầu cách tân như một lẽ sống còn của nghệ thuật mới là lý do tồn tại thực sự của Mở miệng – một nhóm văn chương; nhưng nhu cầu cách mạng lại trở thành điều kiện để họ thực hiện cái lẽ sống còn đó”... “Chính sự biến đổi từ nhu cầu cách tân sang cách mạng này tiết lộ một đặc tính của văn chương nghệ thuật trong mối quan hệ với bối cảnh: ý hướng cách tân văn chương không thể thực hiện được nếu không kết hợp với sự đấu tranh, với những tiếng nói đòi quyền lực, hay đòi xác lập một bản đồ văn chương mới. Đấy cũng là tiền đề cho một sự thay đổi nhận thức về tính tiên phong của văn chương giai đoạn này: mọi cách tân văn chương ở những giai đoạn khủng hoảng niềm tin và những trông đợi vào thể chế thường đến cùng với những tham vọng lật đổ ý thức hệ”.

So sánh hai nhóm (NV và MM) tác giả nhận xét: “Tính chất chính trị trong tinh thần đấu tranh với quyền lực thống trị là đặc điểm chung của họ, nhưng sự khác biệt về vị trí kẻ ở bên lề và kẻ ở bên trong dẫn đến sự khác biệt và bản chất ý nghĩa của từ chính trị: NV – GP quan hệ với thể chế hữu hình; MM xác lập quan hệ với những thiết chế vô hình trong sự tan rã của ý thức hệ thống nhất của thế chế”... “Ở đây không gian văn hóa đã thành không gian đấu trường của những quyền lực văn hóa với khát vọng chính đáng của sự thay thế, chuyển động”.

Kết thúc luận điểm này, tác giả luận văn HÔ HÀO: “Chính thời khắc khủng hoảng luôn là thời khắc có tính quyết định: hủy bỏ cái cũ, thiết lập cái mới, với nhu cầu của một thế hệ khác”.

Bình luận: Đoạn trích vừa nêu của PTT rất tiêu biểu cho phong cách của ông, đó là lựa chọn những đoạn có ngôn từ hoặc vấn đề được xem là "nhạy cảm" (ví dụ: hiện tượng Nhân văn - Giai phẩm; những từ ngữ như "cách mạng", "đấu tranh", "ý thức hệ", "quyền lực" ...) rồi tùy tiện đưa ra lời phán của mình về động cơ "phản động" của NT. Trong phần trích dẫn dài ở trên, ông PTT không có bất kỳ lập luận hoặc diễn giải nào, mà chỉ đưa ra hai từ quy chụp mà tôi đã viết in hoa trong đoạn trích nói trên: "cổ súy" (trong đoạn trích đầu tiên), và "hô hào" (trong đoạn trích cuối cùng). Trong khi đó, như nhiều người khác cũng đã chỉ ra, NT không hề cổ súy hay hô hào gì cả, mà chỉ đơn thuần áp dụng lý thuyết mình đã chọn để lý giải hiện tượng MM cũng như các hiện tượng tương tự (mà cô gọi là hiện tượng bên lề) mà thôi. Xin nhắc lại, ngôn ngữ mà cô sử dụng phản ánh rất rõ cái diễn ngôn quen thuộc của lý thuyết mà cô đang áp dụng. 

(Viết đến đây, tôi nhớ lại ngôn ngữ cũng rất kích động, kêu gọi sự nổi dậy, đấu tranh, chống đối ... của lý thuyết kinh tế chính trị của Karl Marx - một lý thuyết mà chắc chắn những người theo chủ nghĩa tư bản không thích, vì nó phê phán CNTB rất nặng nề. Tuy nhiên, xét về mặt khoa học, người ta vẫn rất quan tâm đến nó và nó vẫn được giảng dạy và nghiên cứu đến nơi đến chốn ở các nước phương tây. Tôi xin phép không bình luận thêm.)

4. Trích:
Tóm lại, đây là chương được xem như cơ sở lý thuyết, như là khung lý luận của luận văn. Về thực chất đây là một luận văn chính trị trá hình, văn chương chỉ là cái cớ.

Bình luận: Đây là nhận xét kết thúc chương 1 của ông PTT. Nhận xét này vừa mâu thuẫn với nhận xét nêu trong đoạn trích đánh số 1 ở trên (đây là chương tác giả luận văn viết về hoàn cảnh của sự ra đời nhóm Mở miệng), vừa sai khi viết "văn chương chỉ là cái cớ" - vì NT không xem xét hiện tượng MM dưới góc độ văn học, mà xem xét nó dưới khía cạnh (chính trị học) văn hóa. Ông PTT cũng rất sai khi viết "đây là một luận văn chính trị trá hình" vì NT không hề trá hình gì cả (nếu trá hình thì đã chẳng dại gì mà sử dụng đầy rẫy những ngôn từ nhạy cảm, sờ đâu cũng bắt được như trong cuốn LV này). NT đã nêu rõ mục đích (không cần trá hình) của LV trước khi bước vào chương 1. Xin xem đoạn trích dưới đây (phần viết in hoa là do tôi nhấn mạnh): 

NT:
Vấn đề chính được đưa ra ở đây là VỊ TRÍ BÊN LỀ của Mở Miệng: Vị trí này là gì? Họ đã nói được kinh nghiệm gì? Họ làm gì, như thế nào? Hình ảnh tương lai của nó? Có thể bình luận gì về tính cách tân và cách mạng của nó? (tr. 18)

Cũng xin giải thích thêm với ông PTT "văn hóa học" là một ngành học liên ngành, trong đó có áp dụng rất nhiều lý thuyết của chính trị học để giải quyết những vấn đề đang diễn ra hàng ngày trong cuộc sống của con người. Nói cách khác, văn hóa không loại trừ chính trị; chính trị cũng là văn hóa và văn hóa cũng là chính trị. Xin ông đọc tạm bài này trên wikipedia để hiểu thêm: http://en.wikipedia.org/wiki/Cultural_studies.

5. Trích (những từ viết in hoa là do tôi nhấn mạnh):
II. Sự khác biệt trong ý thức phản kháng của Nhóm nhân văn giai phẩm  với nhóm Mở miệng còn được tác giả đặt trong bối cảnh rộng hơn là miền Nam và miền Bắc, Hà Nội và Sài Gòn để so sánh nhằm thấy rõ “sự khác biệt trong chủ trương đường lối và ý hướng thơ ca”.

Theo Đỗ Thị Thoan, “Nhân văn giai phẩm là phản ứng Chống sự áp chế của bộ máy quản lý văn nghệ. Họ chủ yếu “đòi một thứ dân chủ gọi tên được, chống lại dàn đồng ca thơ cách mạng”. Còn nhóm Mở miệng cũng Chống nhưng hướng tới cái Khác biệt”.

Sau những phân tích, phê phán thái độ phản kháng NỬA VỜI của nhóm Nhân văn giai phẩm, tác giả luận văn CỔ SÚY cho những ĐỘNG CƠ cách tân và cách mạng của nhóm Mở miệng như sau: [...].

[...]

So sánh hai nhóm (NV và MM) tác giả nhận xét: “Tính chất chính trị trong tinh thần đấu tranh với quyền lực thống trị là đặc điểm chung của họ, nhưng sự khác biệt về vị trí kẻ ở bên lề và kẻ ở bên trong dẫn đến sự khác biệt và bản chất ý nghĩa của từ chính trị: NV – GP quan hệ với thể chế hữu hình; MM xác lập quan hệ với những thiết chế vô hình trong sự tan rã của ý thức hệ thống nhất của thế chế”... “Ở đây không gian văn hóa đã thành không gian đấu trường của những quyền lực văn hóa với khát vọng chính đáng của sự thay thế, chuyển động”.

Kết thúc luận điểm này, tác giả luận văn HÔ HÀO: “Chính thời khắc khủng hoảng luôn là thời khắc có tính quyết định: hủy bỏ cái cũ, thiết lập cái mới, với nhu cầu của một thế hệ khác”.

Bình luận: Cũng giống như những phần trước, ở đây ông PTT lại tiếp tục trích dẫn có dụng ý, không đầu không đuôi và rất dài,  không lập luận mà chỉ kết luận theo kiểu quy chụp dựa trên một vài câu từ có vẻ có vấn đề. Xin chú ý ngôn ngữ quy chụp của ông PTT: (phản kháng) nửa vời (của nhóm NVGP), cổ súyđộng cơ (cách tân và cách mạng của nhóm MM), hô hào.... Tôi sẽ không bình luận thêm, ai quan tâm xin đọc ở mục trích số 3 sẽ rõ. 

Không chỉ quy chụp, ông PTT còn cho thấy hoặc ông không đọc kỹ LV mà vẫn phán, hoặc khả năng đọc hiểu của ông có vấn đề, khi cho rằng NT "phê phán thái độ phản kháng NỬA VỜI" của NVGP và "cổ súy cho những ĐỘNG CƠ cách tân và cách mạng" của MM. Khi đọc vào luận văn, phần so sánh NVGP và MM (trang 32-35), ta không thể tìm ra được một chỗ nào cho thấy tác giả LV phê phán nhóm này và cổ súy cho nhóm kia, lại càng không có chỗ nào nói rằng NVGP là nửa vời, mà chỉ thấy tác giả đơn thuần phân tích sự khác biệt giữa hai nhóm: một bên là một phong trào đòi dân chủ, "chống sự áp chế của bộ máy quản lý văn nghệ", bên kia chỉ là đòi hỏi làm mới, cách tân, đòi hỏi "dân chủ trong ngôn ngữ" (những phần in đậm trong ngoặc kép là trích từ bài viết của ông PTT, còn phần in nghiêng trong ngoặc kép là trích từ LVNT).

Ngay cả khi xét theo mục đích của ông PTT là so sánh những gì NT đã viết về hai nhóm trên để quy chụp về chính trị thì ông vẫn rất sai, vì LV của NT cho thấy chính NVGP mới "triệt để" về chính trị chứ không phải là MM, vì NVGP đòi dân chủ, chống áp chế của quyền lực chính trị, còn MM thì không chống một người nào cụ thể hoặc đòi hỏi một cái gì có thể gọi tên, mà chỉ muốn tồn tại ở vị trí kẻ bên lề và làm những điều khác biệt như một chiến lược tồn tại. Ngoài ra, tôi cũng không hiểu là ông dùng từ "ĐỘNG CƠ (cách tân và cách mạng)" để nói về nhóm MM là có ý gì? Vì cả hai cụm từ (phản kháng) "NỬA VỜI" và "ĐỘNG CƠ" (cách tân và cách mạng) đều không được tác giả LV sử dụng để nói về hai nhóm nói trên. Phải chăng ông viết như vậy chỉ nhằm mục đích quy chụp về động cơ chính trị, phản động đối với NT?

Xin trích một đoạn trong LV của NT để làm chứng cứ cho những gì tôi mới viết ở trên (là điều mà lẽ ra ông PTT cũng phải làm trong bài phản biện của mình):

Nảy nở từ trong lòng đô thị Sài Gòn, Mở Miệng thừa hưởng những phẩm tính sáng tạo của di sản văn học miền Nam thời tạm chiếm. Mở Miệng ra đời trước hết là một nhóm văn chương, với những kẻ đeo đuổi văn chương, mang ý hướng cách tân nghệ thuật chứ không phải một nhóm chính trị có mục đích chống chính  sách,  vì chính sách không còn can hệ tới thế hệ của họ. Mở Miệng ra đời trước hết để PHẢN THƠ chứ không phải để PHẢN KHÁNG. Trong cùng khoảng thời gian những năm 1950, nếu ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, Nhân Văn - Giai Phẩm là nỗ lực thất bại chống lại sự độc tài của lãnh đạo và đòi nghệ thuật được là nghệ thuật, thì nhóm Sáng Tạo ở Sài Gòn là cuộc nổi loạn mang tính khai phá về thi pháp. Mở Miệng, sinh ra trong bối cảnh „thống nhất đất nước‟ đã tiếp thu cả hai nguồn nổi loạn ấy, để bị/được gánh vác thêm vai trò của „những kẻ phản đảng‟ bên cạnh ý hướng văn chương. (tr. 34)

Nhân tiện, cũng xin nhắc ông PTT phần chú giải của NT ở trang 36 về nghĩa của từ "chính trị" đang được sử dụng theo nghĩa của văn hóa học mà NT đã dùng trong LV của cô. Ông PTT có thể phê phán phần chú giải này nếu ông thấy nó không đúng với hệ thống lý luận mà NT đã chọn, chứ không thể bỏ qua không thèm đếm xỉa đến nó, mà vẫn (cố tình?) hiểu "chính trị" (và toàn bộ diễn ngôn có liên quan) theo cách hiểu của ông, từ đó quy chụp cho NT mọi động cơ chính trị mà chẳng cần chứng cứ nào ngoài một vài câu từ mà ông không thích do đã hiểu sai. 

Trích từ LV NT (phần chữ in hoa là nhấn mạnh của tôi):
Xin được chú giải thêm, trong nghiên cứu văn hóa, thuật ngữ „chính trị‟ („politics‟ ) có một phạm vi ứng dụng rộng rãi: nó ám chỉ sự phân bố và hoạt động của quyền lực, không được /bị giới hạn với chính trị của Đảng, CŨNG KHÔNG PHẢI CHỈ ĐƯỢC XEM XÉT VỀ SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA QUYỀN LỰC BỞI CHÍNH QUYỀN. [...] Quan niệm phổ biến ở Việt Nam thường đồng nhất chính trị với tính chất đối kháng, thậm chí là sự đối kháng giữa các cá nhân (thường là yếu đuối, nổi loạn, kẻ mất) với cơ chế (không cụ thể, lớn mạnh, bề thế). Nhìn như thế, cuộc đối kháng này thường là vô vọng. Những cuộc liều thân của văn nghệ vào những thành trì chính trị - hiểu theo nghĩa quyền lực nhà nước và thể chế - không bao giờ cân sức. Tuy nhiên, một QUAN NIỆM RỘNG RÃI VỀ TÍNH CHÍNH TRỊ NHƯ LÀ SỰ XÁC LẬP VỊ THẾ CỦA CÁC CÁ NHÂN VỚI NHAU TRONG MỘT BỐI CẢNH CỤ THỂ, và cùng với nó là thức nhận về bản chất chính trị của văn hóa như phân tích ở trên sẽ đưa đến nhận thức khác về sức mạnh chính trị của văn học. (trang 36)

Chính vì không hiểu diễn ngôn mà tác giả LV đang sử dụng, dẫn đến việc hiểu sai hoàn toàn những gì mà tác giả LV đã viết, nên ông PTT đã có nhiều quy chụp rất "đao to búa lớn", như có thể thấy trong đoạn trích (rất dài) dưới đây:

6. Trích:
Ở trang 73, cuối chương II, tác giả đã TỰ ĐẶT CÂU HỎI, TỰ TRẢ LỜI VÀ TỰ BỘC LỘ ĐỘNG CƠ CHÍNH TRỊ của mình khi thực hiện luận văn này: “Câu hỏi đây là sự cách tân văn chương mang tính chính trị hay là hành vi chính trị đội lốt văn chương thấm đẫm nguyên lý ý thức hệ và sự lệ thuộc vào một từ chính trị được cắt nghĩa hẹp hòi: Tại sao các anh không cứ cách tân đi, bởi văn chương mới chính là lĩnh vực của anh? Tại sao phải lên tiếng về chính trị và bình luận xã hội? “Nay ở trong thơ nên có thép” có chính trị không? Không phải chúng ta đã bội thực thứ văn chương (phục vụ) chính trị rồi sao? Khi nhà thơ tự mang mình ra như tang chứng của đời sống, của sự áp chế, họ không sở hữu quyền lực thực sự. Có lẽ chính tính chất vô ích của loại hình nghề nghiệp này, những câu hỏi về vị trí, trách nhiệm của nhà văn với xã hội và bối cảnh vẫn cứ được đặt ra, nhiều nghịch lý hài hước mà khó trốn thoát. Vậy cái tình thế của một nghệ sĩ Việt Nam, hoặc là thoát khỏi bối cảnh, trở thành một công dân toàn cầu, hoặc vị nghệ thuật, vị cá nhân, hoặc gắn chặt với bối cảnh thì phải vừa chính trị, lại vừa văn nghệ và cách tân”.
  
Đây là một luận điểm mang tính chất kích động rõ rệt.

Đoạn trích nói trên cho thấy ông PTT thực sự không hiểu LV của NT đang nói gì, hẳn là do ông không hề theo dõi những cuộc tranh luận quanh đến các vấn đề chính trị của văn hóa/văn học hiểu theo nghĩa rộng mà NT đã nêu ở trên. Để phân tích ông PTT đã hiểu sai như thế nào, đã có bài viết của TS Nguyễn Thị Từ Huy đã đăng trên Tiền Vệ hôm nay (tại địa chỉ: http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=17655), nên tôi sẽ không bình luận gì hơn.

Chỉ xin nêu thêm một nhận xét ngoài lề, đó là: Ngay cả NVGP, những người thực sự đã "đấu tranh chính trị" (hiểu theo nghĩa hẹp là đấu tranh với "quyền lực bởi chính quyền" như chú giải của NT ở trên) và đã bị hệ thống trừng phạt nặng nề, sau đó vẫn có thể được phục hồi danh dự và thậm chí còn được những giải thưởng cao quý, thì tại sao việc NT phân tích, diễn giải, thảo luận về cách thực hành thơ của một nhóm thơ mà quan điểm chính thống cho rằng hoàn toàn không có giá trị, đứng ngoài lề, nghịch ngợm phá phách tục tĩu như MM lại bị cho là phản động, là âm mưu chính trị đội lốt văn chương, đe dọa chế độ như ông PTT đã kết luận trong bài phản biện của mình nhỉ?

Phần 4 của ông PTT còn rất dài; ở trên tôi mới chỉ phân tích những gì ông đã viết liên quan đến chương 1, nhưng tôi cho rằng như thế cũng đã rất đủ để chứng minh rằng ông đã hiểu sai hoàn toàn cuốn LV của NT từ lý do chọn đề tài, đến cơ sở lý luận và các thuật ngữ cơ bản; vì vậy, ông không thể nào phân tích và đưa ra những phán đoán chính xác về cuốn LV được. Vả lại, có phân tích thêm thì cũng chỉ là thừa, vì bài phản biện của ông chỉ toàn là trích dẫn theo kiểu cắt ghép tùy tiện để phục vụ mục đích quy chụp của ông, chứ không có mấy nhận định dựa trên lập luận dựa trên chứng cứ rõ ràng. Ngoài ra, các nhận định của ông sau mỗi phần cũng chỉ lặp đi lặp lại vài ý: phản động, hô hào, cổ súy, cổ vũ, kích động. Xin liệt kê ở đây những "nhận định" (rất ít ỏi) của ông PTT trong những phần mà tôi chưa thảo luận:

- Nguy hiểm hơn, tác giả luận văn còn cổ vũ cho việc đem tác phẩm Đường Kách mệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra để giễu nhại, sàm sỡ ... (Xin hỏi, tác giả NT đã cổ vũ điều này bằng những lời lẽ nào, mong ông nêu rõ)

- Với sự nhìn nhận 3 phương diện “cách mạng” này của Mở miệng, tác giả luận văn trở thành người cổ súy, bênh vực nhiệt thành cho những thứ văn chương bên lề, văn chương rác rưởi, dơ bẩn, văn chương nghĩa địa. Với loại văn chương này, tất cả những gì nghiêm chỉnh nhất, thiêng liêng nhất cũng được đưa ra để biếm nhại, công kích, đả phá và kêu gọi lật đổ. (Ông PTT có nhầm không nhỉ? Chính là MM đã viết như vậy, với mục đích gì thì xin chưa bàn đến ở đây, nhưng có phải là NT đã thực sự biếm nhại công kích đả phá kêu gọi lật đổ gì đâu? Cô ấy chỉ mô tả cách "thực hành thơ" của nhóm MM thôi. Xin nói đùa một chút (cho đỡ căng thẳng vì bài viết đã quá dài): Nếu NT đã chỉ ra trong LV rằng nhóm MM đã viết một cách diễu nhại như vậy, thì thực ra là cô ấy "có công" đấy chứ, vì đã gián tiếp cảnh báo cho an ninh văn hóa biết (!) để mà cấm hoặc theo dõi (!) ...)

Điểm cuối cùng tôi muốn nêu ở đây là cách viết phản biện của ông PTT rất có vấn đề, như nhiều người khác đã chỉ ra, ví dụ bài của TS Từ Huy mà tôi đã nêu ở trên và trong nhiều bài viết khác (có thể tham khảo trên trang Văn Việt tại địa chỉ vanviet.info). Thay vì nêu tóm tắt những gì tác giả LV đã viết rồi sau đó phân tích đúng sai trên xem xét các mục đích và nhiệm vụ mà cuốn LV đã đặt ra, rồi cuối cùng mới đến việc trích dẫn từ LV để chứng minh rằng phần phân tích của mình là hợp lý, thì ông PTT đã chọn cách làm mà các sinh viên ... dốt và/hoặc lười thường hay làm, đó là chép nguyên văn từ cuốn LV (và chép rất dài), cắt ghép tùy tiện, không thèm đọc và hiểu hệ thống lý luận và thuật ngữ mà tác giả dùng, không xây dựng các lập luận để từ đó đưa ra các kết luận, mà (sau khi đã chép rất dài) chỉ đưa ra những lời phán chủ quan từ trên trời rơi xuống theo đúng định kiến sẵn có của mình. Một bản phản biện có quá nhiều lỗi như của ông PTT sao lại có thể được sử dụng để làm căn cứ thu hồi bằng thạc sĩ của NT, quả tình tôi không hiểu được.

Ông PTT có lời giải thích gì cho những phần tôi đã viết ở trên hay không? Nếu không, tôi xin phép đi đến phần kết luận của ông, trong phần 5 dưới đây.

Phần 5
Sau khi đã điểm qua LV của NT ở 4 mục mà tôi đã trình bày và tranh luận trong các phần 1, 2, 3, 4 ở trên, ông PTT đưa một số kết luận và kiến nghị. Thực tình, sau khi đọc nhận xét phản biện của ông lần đầu tiên, những kết luận và kiến nghị rất nghiêm trọng ấy đã làm tôi rất băn khoăn và tin chắc chắn rằng NT hẳn cũng đã phạm những sai lầm nghiêm trọng. Vì vậy, tôi đã phải đọc đi đọc lại LV của NT (hơn 100 trang) để xem có chỗ nào có thể cho phép kết luận như ông PTT đã kết luận hay không. Nhưng quả tình tôi không thể tìm thấy, đặc biệt là nếu chỉ dựa trên những trích dẫn và lập luận trong bài phản biện của ông PTT.

Với tư cách là một người đọc độc lập đã đọc kỹ cuốn LV, tôi thấy NT bị ông PTT quy chụp quá nhiều “tội”, trong khi nếu cố tình tìm “tội” thì theo tôi NT cũng chỉ có hai cái "tội" thôi. Tội đầu tiên của cô ấy là đã cố gắng viết về MM với tư cách là "người trong cuộc" (tức không thành kiến, không lên án, không tỏ vẻ ghê tởm, phẫn nộ như phản ứng của những người giống như ông PTT, ngược lại đã cố gắng thấu hiểu, thậm chí tỏ ra thông cảm). Tuy nhiên, điều đó chẳng qua cũng do nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra cho cô ấy mà thôi. Vì, để hiểu đúng những kẻ bên lề thì trước hết phải cố gắng trở thành một người trong bọn họ - đại khái giống như trong nghiên cứu xã hội học, muốn hiểu những người sử dụng ma túy thì phải nhập vai một người nghiện ma túy, để có thể thực sự hiểu được họ đã nghĩ gì và tại sao lại làm như họ đã/đang làm.

Đây là một phương pháp nghiên cứu của các ngành nhân văn rất phổ biến ở các nước phương Tây, và chính nhờ phương pháp này mà họ có thể thực sự hiểu những "vấn nạn" của xã hội và có phương cách để quản lý nó một cách hiệu quả, được những người "bị quản lý" chấp nhận mà không chống đối. Vì vậy, cái mà ông PTT có thể cho là “tội” thì thực ra lại là “công”, vì mặc dù phương pháp mà NT đã chọn chẳng có gì mới ở phương Tây, nhưng ở VN chỉ có ít người hiểu và (dám) vận dụng đến nơi đến chốn. Bởi, quả thật, chúng ta vẫn rất quen với tư duy áp đặt từ trên xuống, và vì thế cũng luôn có quan điểm lên án người khác khi hành xử không theo cái được cho là “chính thống”, chứ không chịu cố gắng hiểu và thông cảm với “những kẻ bên lề”.

"Tội" thứ hai, và đây là một điều mà tôi cho là NT và những người hướng dẫn có thể cần rút kinh nghiệm, là đã áp dụng một lý thuyết dù hoàn toàn không có gì mới nhưng vẫn còn quá xa lạ ở VN, với những ngôn ngữ nghe rất "nhạy cảm" ở một quốc gia chỉ có một đảng độc tôn về chính trị như ở VN, mà chưa có sự chuẩn bị dư luận kỹ lưỡng hơn, khiến dễ bị hiểu lầm và quy chụp nặng nề, là điều đã xảy ra. Nhưng ngay ở chỗ này, với những ầm ỹ và những tai họa mà NT đã phải trải qua cho đến giờ, thì LV của NT cũng đã có đóng góp vô cùng lớn, đó là (vô tình) làm cho rất nhiều người quan tâm đến hiện tượng mà cô ấy đã chọn để nghiên cứu, và cả hệ thống lý luận mà cô ấy đã sử dụng để mô tả và giải thích hiện tượng đó. Thực ra, trong phạm vi hẹp thì những điều mà NTđã viết trong LV chẳng có gì là ghê gớm; giới nghiên cứu văn học ở VN có đi học ở nước ngoài (hiện nay đã khá nhiều) đều hiểu rõ những lý luận và diễn ngôn này. Chỉ có ở VN thì nó mới được xem là mới, là lạ, là "can đảm", là "nhạy cảm", hoặc là "phản động" mà thôi. Thế mới thấy, khoa học xã hội và nhân văn của VN lạc hậu so với thế giới đến là chừng nào.

Đó là những nhận định mang tính kết luận của tôi về vụ NT, là một vụ việc mà tôi đã tốn vô cùng nhiều thời gian để theo dõi, vì không thể hiểu tại sao đến bây giờ người ta vẫn còn hành xử man rợ như vậy. Phần còn lại xin dành để tiếp tục chất vấn (ngắn gọn) những kết luận mà ông PTT đã đưa ra, để có sự nhất quán với cách tranh luận mà tôi đã chọn trong bài này.

Trích từ phần đầu của "Kết luận và kiến nghị của người nhận xét"; tôi đã ngắt đoạn và thêm gạch đầu hàng cho dễ đọc:
------------
- Như tác giả luận văn đã tự xác nhận [ở chỗ nào nhỉ?], đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương” với rất nhiều quan điểm chính trị và học thuật sai trái,
- mang tính chất kích động, đả phá chế độ, xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh; đánh giá sai lệch về sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước;
- không có giá trị khoa học và thực tiễn; sai lầm trong việc chọn đối tượng nghiên cứu; tài liệu không chính thống, không có độ tin cậy;
- cổ súy và biện hộ cho những hiện tượng văn chương tục tĩu, thấp kém; miệt thị văn học và văn hóa chính thống của dân tộc;
- tạo hậu thuẫn về mặt lý luận và tiếp tay cho những phần tử chống đối, nổi loạn ở trong và ngoài nước...
- Luận văn lại được viết bằng một văn phong trôi chảy, có sự mở rộng trên cả hai lĩnh vực văn chương và chính trị, vì vậy, đây là luận văn nguy hiểm, cần được chỉ ra các sai sót để hạn chế các tác động tiêu cực đến xã hội và văn học. 

Tất cả những điểm trên tôi đã trao đổi kỹ trong 4 phần trước rồi. Chỉ xin nhắc lại: Như nhiều người khác đã nêu, ở đây ông PTT có sự nhầm lẫn giữa "tội" của nhóm MM và "tội" của tác giả LV. Ông có thể ghét MM, có thể đề nghị cấm lưu hành thơ MM, có thể tức giận về sự giễu nhại của MM đối với những cái mà ông và những người cùng suy nghĩ cho là thiêng liêng, nhưng những cái đó không phải là tội của NT. Điều duy nhất mà cô ấy là chỉ là mô tả và phân tích cách “thực hành thơ” (bao gồm các thủ pháp giễu nhại, giải thiêng gì gì đấy) theo một hệ thống lý luận mà cô ấy đã chọn vì cho rằng nó phù hợp để giải thích hiện tượng này mà thôi. Mà những lý luận ấy cũng đã tồn tại lâu rồi, chứ có mới mẻ gì cho cam!

Từ những nhận định mang tính kết luận của ông, tôi xin nêu một thắc mắc nhỏ: Nếu LV có tác dụng nguy hiểm ghê gớm như vậy, tại sao không mấy ai biết đến nó, cho đến khi nó được lôi ra từ trong một góc kẹt nào đó của TV trường ĐHSP Hà Nội để được "đấu tố" ầm ỹ trên báo chính thống từ năm ngoái, rồi lại thêm một lần ầm ỹ hơn sau vụ tước bằng âm thầm lén lút mới đây? Nếu nó thực sự đã gây tác hại, ông PTT có thể nêu một vài ví dụ được không?

Nếu ông PTT không có lời nào để giải thích, thì tôi xin kết luận rằng tất cả những gì mà hệ thống đã làm cho đến nay chỉ là một nhầm lẫn buồn cười. Rất mong mọi người bình tĩnh xem xét và trả lại cho NT cùng người hướng dẫn và các thành viên HĐ 1 những cái quyền mà họ đương nhiên phải được hưởng, và xin không làm gì thêm bất cứ điều gì khiến cộng đồng khoa học trong và ngoài nước xem thường chúng ta hơn nữa.

Rất mong những lời của tôi có thể đến tai người có trách nhiệm. Mong lắm thay.